Anvi Hoàng Reports: First Vietnamese Opera in the United States | Vở opera Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ

Most Vietnamese are familiar with the story of Quan Âm Thị Kính, a thousand-year-old Vietnamese folk tale, and the Buddhist chanting  Nam Mô A Di Đà Phật (equivalent to “Amen” or “Hallelujah”). For the first time ever there is an opera by a Vietnamese-American composer featuring this literary work and the celestial Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật. P.Q. Phan, associate professor of composition at Jacobs School of Music, Indiana University, translated and reconstructed the libretto for his opera The Tale of Lady Thị Kính from Quan Âm Thị Kính (Our Benevolent Buddha Thị Kính), a traditional Vietnamese work that combines both music and drama. The workshop of the new opera in July 2011 was a success and the opera will be premiered by Jacobs School of Music on February 7, 8, 14, 15 of 2014. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Hầu hết người Việt đều biết đến câu chuyện cổ cả ngàn năm “Quan Âm Thị Kính” của Việt Nam và cụm từ tụng niệm Nam-Mô-A-Di-Đà-Pht (tương đương “Amen” hoặc “Hallelujah”). Bây giờ, lần đầu tiên có một vở opera do một nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Việt sáng tác dùng tác phẩm văn học này và câu tụng mê người Nam-Mô-A-Di-Đà-Pht trong đó. P.Q. Phan, giáo sư dạy sáng tác nhạc (composition) tại trường nhạc Jacobs thuộc trường đại học Indiana University, đã viết nhạc và dùng cốt truyện Quan Âm Th Kính để dịch và viết thêm, rồi sáng tạo ra tuần bản cho vở opera The Tale of Lady Thị Kính/ Chuyện Bà Thị Kính của mình. Biểu diễn hội thảo của vở opera vào tháng 7 năm 2011 rất thành công. Và vở opera sẽ được diễn lần đầu trên thế giới (world premiere) tại trường nhạc Jacobs vào ngày 7, 8, 14, 15 tháng 2 năm 2014.

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

“Nam Mô A Di Đà Phật” thăng hoa trên sân khấu Mỹ

Hình: IU Jacobs School of Music (IU JSoM)

(1) Có rất ít người Việt ở Bloomington. (2) Hoạt động văn hóa địa phương thì nhiều vô số kể: nào là nhạc giao hưởng, opera, kịch, ca nhạc kịch, Broadway shows, hội chợ mỹ thuật v.v. Nhưng hiếm khi (1) và (2) hợp lại với nhau. Cho đến khi:

Diễn tập vở opera “Chuyện Bà Thị Kính” (The Tale of Lady Thị Kính)

Biểu diễn hội thảo (*) (workshop performances) là vào tối thứ 7 và chủ nhật. Có nghĩa là tập dượt diễn ra trong 3 tuần liên tục, 5 ngày/tuần, từ 3-6 giờ chiều mỗi ngày, cho đến tận thứ 6 trước ngày trình diễn. Có nghĩa là trước khi tập dượt 1, 2 tháng sinh viên phải lấy bài để học hát trước. Đến lúc diễn tập, họ đã phải thuộc lòng lời và nhạc rồi.

Nam Mo 1
Nhạc trưởng đang làm việc.

Nói chính xác thì các sinh viên ở đây là ca sĩ sinh viên opera đang theo học tại trường Jacobs School of Music thuộc Indiana University. Gọi là sinh viên chứ thật ra nhiều người trong số họ đã và đang tham giam vào các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp. Người trong ngành xem họ biểu diễn cũng khó nói họ là thầy hay là trò. Tác phong làm việc nghiêm túc và trình độ chuyên nghiệp của họ đáng nể, cho nên hãy gọi tắt họ là “ca sĩ” vậy.

Một buổi chiều, tôi đến xem họ tập dượt. Trên nguyên tắc, ai muốn đi xem tập dượt cũng được, không có chuyện cấm đoán gì. Nhưng trên thực tế chỉ những người có quan tâm đặc biệt mới đi xem tập dợt thôi. Thì là chuyện Quan Âm Thị Kính mà, làm sao tôi bỏ qua được. Vả lại, tác giả của vở opera này lại là ông chồng của tôi. Thành ra, gọi là đi “ủng hộ tinh thần”! Hơn nữa, có dịp phải đi xem các nghệ sĩ làm việc sau “hậu trường” như thế nào chứ. Một công đôi ba chuyện. Hôm nay, họ tập đến đoạn “Thị Mầu lên chùa”.

Lạc vào một thế giới khác

Tôi tìm chỗ ngồi và bắt đầu quan sát. Ca sĩ trong vai Thị Mầu dợt phần nhạc trước. Có nghĩa là lúc này cô chỉ làm việc với nhạc trưởng và người đệm đàn piano thôi (vì là hội thảo nên chỉ dùng một đàn piano thay cho cả dàn nhạc). Cô cất tiếng hát được một đoạn, Nhạc Trưởng bảo, “dừng lại. Tôi muốn cô hát láy chữ này và ngân dài ra một tí. Và vào câu sau nhanh hơn một chút”. Cứ như thế, hát-sửa-hát-sửa liên tục những đoạn mà Nhạc Trưởng cho là khó và cần chú ý đặc biệt. Các ca sĩ trong màn “Thị Mầu lên chùa” cùng dàn đồng ca 16 người lần lượt dợt hát. Sau hơn một tiếng, họ bắt đầu kết hợp hát và diễn.

Sân khấu dựng mang ý tượng trưng: một khung cửa gỗ to được dùng làm cửa đi ra-vô nhà hoặc ra-vô chùa. Nhân vật Nô đi qua khung cửa gỗ, bước vào nhà và bắt đầu than thở về thân phận hẩm hiu của mình. Anh vừa đi vừa hát được vài bước, Đạo Diễn Sân Khấu bảo, “dừng lại. ở chỗ này, cậu đừng cứng nhắc và trịnh trọng như thế”.  Ông nói tiếp giọng nửa thật nửa đùa, “cậu phải dùng điệu bộ như thể cậu là thằng đầy tớ. Mà quả thật ở đây cậu là thằng đầy tớ!” Mọi người đều cười ha hả vì câu nói đùa mà thật của ông.

Tôi cũng cười, nhưng cảm thấy hơi tội nghiệp cho các ca sĩ vì cứ bị sửa tới sửa lui như thế. Đồng thời tôi cũng cảm thấy nể họ. Chắc chắn là họ đã phải luyện được “thần kinh thép” rồi mới không để cho bản ngã và lòng tự tin của mình bị đè bẹp để mà tiếp nhận những điều chỉnh của nhiều người cùng một lúc như thế. Bởi vì ngoài Nhạc Trưởng và Đạo Diễn Sân Khấu, bất cứ lúc nào nhà soạn nhạc cũng có thể chen vào và góp ý nữa. Đồng ý đây là một phần của nghề nghiệp, nhưng trên đời này không ai thích bị chỉnh cả. Bởi thế mới nói tôi nể thái độ làm việc của các ca sĩ ở đây.

Tôi cũng thán phục họ bởi vì đến giai đoạn diễn tập này, họ vừa phải thuộc lời, vừa phải nhớ nhạc, vừa phải theo dõi điều khiển của nhạc trưởng, vừa phải nhớ đạo diễn muốn mình diễn như thế nào. Tập trung cao độ vừa tinh thần vừa thể xác. 3 tuần mà tập một vở opera dài hơn 2 tiếng như “Câu chuyện Thị Kính”, quả là công phu. Cực nhất có lẽ là vai Thị Kính, vì phải hát và diễn nhiều hơn cả.

Tất nhiên nếu có nhiều thời gian hơn để diễn tập thì áp lực sẽ giảm bớt. Nhưng nhìn cảnh các ca sĩ, nhạc trưởng, đạo diễn sân khấu, nhà soạn nhạc – những người hay mang tiếng là có thái độ diva – cùng làm việc với nhau nhằm tạo ra một vở opera hoàn chỉnh để trình diễn trước công chúng, tôi không khỏi cảm thấy “thế giới” này của họ quả là kỳ diệu.

"Divas" team work
Nhóm “Divas”.

Người họa sĩ miêu tả thế giới của mình chủ yếu qua màu sắc và cây cọ. Nhà văn, nhà báo thì dùng ngôn ngữ. Kiến trúc sư thì dùng hình thể và vật chất v.v. Nhạc sĩ dùng những nốt nhạc. Khi các ca sĩ nhìn vào những nốt nhạc, họ đã “nghe” được điệu nhạc trong đầu rồi, và họ chỉ cần cất tiếng hát cho điệu nhạc thoát ra. Người nhạc trưởng nhìn vào bản nhạc thì anh đã “nghe” thấy âm thanh của cả một dàn nhạc – đàn violin phía trước làm nền, sáo bay bổng bên kia, đàn harp thủ thỉ bên trái, trống hào hứng phía sau, đàn double bass đằm đằm phía bên phải v.v. – như là một bức tranh vẽ với chi tiết là những nốt nhạc biết hát.

Trong khi đó, nhìn cách đạo diễn sân khấu làm việc, tôi cho rằng ông suy nghĩ bằng hình ảnh, cách bố trí không gian, và điệu bộ diễn xuất là nhiều. Khi Thị Mầu tán tỉnh chú tiểu Kính Tâm ở chùa không thành, cô quay về nhà. Khi cô xuất hiện, cảnh tượng ông đạo diễn sân khấu “thấy” trong đầu mình là một căn nhà gỗ, tre trúc xung quanh, phía trước có khoảng sân trống. Thị Mầu đi vào trong sân từ phía bên trái, cùng lúc Nô đi từ trong nhà ra ở phía bên phải, và hai người gặp nhau bên ngoài cửa chính. Thị Mầu bèn tán tỉnh Nô. Mà phải là đứng gần cửa cơ, để khi cả 2 hát xong, trong lúc nhạc chuyển vài giây, Thị Mầu chỉ cần đẩy nhẹ một cái là cả 2 đã lọt qua cửa chính để vào trong nhà. Đạo diễn sân khấu phải nhắc nhở để các ca sĩ đứng đúng chỗ, giơ tay giơ chân và quay bước đúng nhạc và đúng hướng.

Như thế đấy. Tôi ngồi đó quan sát, như lạc vào một thế giới mới. Mắt nhìn, tai nghe, đầu óc suy nghĩ, toàn thân cảm giác. Mọi người đang hòa nhập các thế giới riêng của họ vào với nhau để tập vở Chuyện Bà Thị Kính – tôi cảm thấy một sự kích động mạnh, chen lẫn ngỡ ngàng và phấn khởi. Cảm giác y như tôi “ngộ” ra một điều gì bình thường lắm, nhưng ý nghĩa triết lý thì mới mẻ và sâu sắc vô cùng.

Hội thảo vở opera “Chuyện Bà Thị Kính” (The Tale of Lady Thị Kính)

Sân khấu Auer Hall gần chật đầy và mọi người đang chờ đợi buổi diễn bắt đầu. Khi đèn sân khấu sáng lên, Đạo Diễn Sân Khấu bước ra cúi chào khán giả, rồi đứng trước khung cửa gỗ, giang rộng 2 tay ông nói lớn: “Chào mừng quý vị đến Việt Nam!” Chả là “Chuyện Bà Thị Kính” là chuyện Việt Nam, mà cũng trùng hợp là mấy ngày hôm nay trời nóng lắm, để tiết kiệm điện, máy điều hòa được mở cao nên trong phòng cũng nóng. Khí hậu coi như là cũng giống Việt Nam đi! Ông cũng nói đến chuyện cần thiết phải có biểu diễn hội thảo như là một phân đoạn quan trọng trong quá trình dàn dựng một tác phẩm mới.

Stage director welcomed audience
Đạo diễn sân khấu nói lời đón chào khán giả.

Thế là buổi diễn bắt đầu bằng những tiếng cười chào đón. Khán giả có nhiều dịp để cười, đặc biệt là lúc Thị Mầu lên chùa tán tỉnh chú tiểu. Khán giả cũng cười lớn khi nghe Nô bảo Thị Mầu rằng, “Cô Thị Mầu như quả mướp non / nằm bờ nằm bụi rồi đến sớm con muộn chồng”. Cười cũng nhiều, mà khóc cũng không ít. Có nhiều khán giả đàn bà lớn tuổi khóc vì câu chuyện cảm động quá, và chắc hẳn họ thông cảm cho thân phận người phụ nữ nhiều. Khi tôi nói chuyện với một anh bạn người Việt hiện ở Bloomington cũng đi xem biểu diễn, anh bảo con gái anh, 13 tuổi, cũng khóc nhiều lắm.

Một điều tôi dám nói ở đây là sau khi buổi diễn kết thúc, khán giả người Mỹ nào cũng có thể phát âm được câu “Nam Mô A Di Đà Phật” và hiểu được “Nam Mô A Di Đà Phật” là có ý nghĩa gì. Chả là sau khi Thị Kính cắt tóc đi tu, khán giả bắt đầu được nghe hát câu “Nam Mô A Di Đà Phật” đều đều. Thị Mầu “Nam Mô A Di Đà Phật” hy vọng tìm được tình yêu trong mùa trăng mới. Thị Kính “Nam Mô A Di Đà Phật” từ bỏ cuộc sống trần tục. Tiểu Kính Tâm “Nam Mô A Di Đà Phật” trăn trở chuyện đời chuyện đạo. Sư Cụ “Nam Mô A Di Đà Phật” đắn đo giữa truyền thống làng xã và công lý cuộc đời. Lần đầu tiên nghe hát “Nam Mô A Di Đà Phật” trên sân khấu Mỹ, không những tôi không cảm thấy lạ lẫm, mà còn rất tự nhiên và tự hào.

Thị Mầu about to flirt with the monk
Thị Mầu tán tỉnh Tiểu Kính Tâm.

“Nam Mô A Di Đà Phật” thăng hoa

Cũng giống như Hallelujah/Alelujah hoặc Amen – “Nam Mô A Di Đà Phật” là từ tụng niệm, không thể chuyển dịch ra tiếng Anh được nên được giữ nguyên – như vậy để không mất ý nghĩa, và không mất “hương vị” văn hóa của nó. Có ai mà chưa nghe hát Hallelujah bao giờ. Đặt biệt là vào dịp lễ Giáng Sinh và Năm Mới, đi đâu cũng nghe người ta mở nhạc Noel và nghe hát Allelujah. Nghe nhiều thế nhưng không chán bao giờ. Thử nghe lại các dàn đồng ca hát Hallelujah trong bài Messiah của Handel mà xem, dựng tóc gáy liền. Hoặc Leonard Cohen, Bon Jovi hát Hallelujah, mềm người ra ngay. Cho dù người hát là người châu Âu, châu Á, châu Mỹ hay châu Phi v.v. câu hát Hallelujah đều đem đến cùng những cảm giác gần như nhau cho người nghe: hưng phấn, trang nghiêm, nhẹ nhàng, thanh thảng, hoặc bình an.

Bây giờ hãy tưởng tưọng, thay vì người ta hát Hallelujah thì người ta lại hát “Nam Mô A Di Đà Phật” – cũng hưng phấn, trang nghiêm, nhẹ nhàng, bình an như thế. Cả thính phòng im phăng phắc, tất cả tập trung vào những nghệ sĩ trên sân khấu. Họ căng người ta hát. “Nam Mô A Di Đà Phật”: âm điệu lúc thì uyển chuyển, vui tươi, lúc thì thành khẩn, thanh thảng, hoặc trang nghiêm – đồng thời cũng rất đậm đà và sâu sắc đầy tính Việt Nam. Tôi nghe hát mà nổi da gà khắp người. Nếu được nghe người Việt hát “Nam Mô A Di Đà Phật” như thế này, tôi tự hào mười. Đằng này, lại là nghệ sĩ Mỹ, hát trên sân khấu Mỹ. Nói là tự hào gấp ngàn lần cũng không quá đáng chút nào. Thật ra thì không thể đo lường được lòng tự hào Việt Nam trong giây phút này. Chỉ biết tôi động lòng muốn khóc. Từng tế bào trong người tôi muốn nổ tung vì sung sướng. Tôi muốn chạy nhảy tung tăng như đứa trẻ và rồi dang tay ùa vào lòng mẹ – để những cảm xúc sung sướng của đứa trẻ được truyền sang cho một người khác.

Firework ending Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật đến lúc cao trào vào cuối vở opera.

Đến lúc Thị Kính chuẩn bị lên niết bàn, “Nam Mô A Di Đà Phật” đang đi dần đến lúc cao điểm: thật thanh thản, thoát trần. Khi dàn đồng ca và tất cả các ca sĩ cùng hát tung hô Phật Quan Âm Thị Kính, “Nam Mô A Di Đà Phật” thật thống thiết, thành khẩn và dồn dập, mạnh mẽ – chuẩn bị cho một kết thúc như một trái pháo được bắn lên không để mà thả pháo bông xuống. Tôi căng người ra trong lúc này, để rồi mềm lòng xuống khi điệu nhạc chấm dứt bằng một “Nam Mô A Di Đà Phật” sau cùng. Thì cũng đương nhiên thôi, nhạc dâng thánh thần mà, người trần tục như tôi mềm lòng cũng phải. Ai mà có khóc cũng không phải mắc cỡ đâu. Khán giả vỗ tay liên tục trong mấy phút liền chúc mừng vở diễn thành công.

Nghĩ lại, âm nhạc quả có sức mạnh kỳ diệu: đau thương, hạnh phúc đều xuyên thấu cả. Tôi chợt nhớ tới một buổi trò chuyện đặc biệt với mấy người bạn. Chúng tôi bàn lịch sử Việt Nam. Cứ nghĩ xem, lịch sử Việt Nam hơn 4 ngàn năm, biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, biết bao nhiêu hy sinh và mất mát. Một anh bảo, “không biết bao nhiêu người Việt Nam đã nằm xuống! Bao nhiêu oan thiêng như thế biết giải thế nào. Chỉ có âm nhạc mới làm được chuyện đó: một bài nhạc cầu siêu! ” Hùng tráng-trang nghiêm-đậm đà-sâu sắc-thoát trần-bình an. Đã nghe hát “Nam Mô A Di Đà Phật” rồi, tôi có thể hình dung ra một bài nhạc cầu siêu cho dân tộc Việt: một sân khấu ngoài trời một triệu người – tất cả các tấm lòng mở rộng và được kết nối qua điệu nhạc thiêng liêng của dân tộc…

Vở opera “Chuyện Bà Thị Kính” (The Tale of Lady Thị Kính) theo dự kiến sẽ được chính thức mở màn tại sân khấu trường nhạc Jacobs School of Music thuộc Indiana University vào năm 2014. Nghe thì có vẻ lâu đấy, nhưng 2 năm là khoảng thời gian trung bình cần thiết để dựng một tác phẩm mới. Chuyên gia dựng cảnh và thiết kế trang phục cần hơn một năm để nghiên cứu và thực hiện tác phẩm – lúc đó, Thị Kính phải “bay” lên trời như thế nào, rồi trang phục cho tất cả các vai cùng hơn 30 người trong dàn đồng ca ra sao v.v… Đạo diễn sân khấu cũng cần nhiều thời gian để hoàn chỉnh các ý tưởng diễn xuất và dàn dựng của mình. Rồi tuyển chọn ca sĩ và tập dợt. Thời gian trôi cái vèo thôi. Trong khi đó, các bà các cô hãy chuẩn bị áo dài đi nhé. Chào mừng quý vị đến Bloomington, Indiana! Trường nhạc Jacobs là một trong những trường nhạc lớn nhất và nổi tiếng nhất không những ở Mỹ mà cả trên thế giới. Không bao lâu nữa, người Mỹ và thế giới sẽ được nghe hát “Nam Mô A Di Đà Phật”. Tôi đã bắt đầu mơ tới ngày đó rồi…

Ghi chú:

(*) Nói nôm na, hội thảo opera là trình diễn thử vở opera với sân khấu và trang phục rất đơn sơ để nhà soạn nhạc quyết định xem ông muốn thêm bớt chỗ nào hay không, cũng như để đạo diễn sân khấu, nhà thiết kế cảnh, thiết kế trang phục nghiên cứu vở opera xem họ muốn tiến hành phần việc của mình như thế nào.

P.Q. Phan
P.Q. Phan

Giáo sư nhạc sĩ P.Q. Phan (Phan Quang Phục) sinh tại Việt Nam năm 1962, là một nhạc sĩ  sáng tác nhạc cổ điển đương đại (contemporary classical music), hiện sống tại Mỹ. Trong lúc đang học về kiến trúc năm 1978, ông bỗng chú ý đến âm nhạc và tự học chơi dương cầm, sáng tác và hòa âm. Năm 1982, ông tới Mỹ và bắt đầu chính thức học nhạc. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân âm nhạc (Bachelor of Music) tại đại học University of Southern California năm 1987, bằng cao học âm nhạc (Master of Music) năm 1989 và bằng tiến sĩ âm nhạc (Doctor of Music) năm 1993 tại đại học University of Michigan.

Sáng tác của ông đã được trình tấu tại Mỹ, Canada, Mexico, nhiều nước Âu Châu, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đại Hàn và Nhật Bản. Những giàn nhạc nổi tiếng đã chơi nhạc của ông: Kronos Quartet, BBC Scottish Symphony Orchestra, Radio France, Ensemble Moderne, Cincinnati Orchestra, Seattle Symphony Orchestra, American Composers Orchestra, St. Louis Orchestra – Chamber Group, the Cleveland Chamber Symphony, Charleston Symphony, Greater East Lansing Symphony, Sinfonia da Camera, Pittsburgh New Music Ensemble, và Society for New Music.

Nhiều giàn nhạc nổi tiếng đã đặt ông soạn nhạc: Kronos Quartet, American Composers Orchestra, Cleveland Chamber Symphony, Greater East Lansing Symphony, Obscura Trio, Ensemble Alternance de Paris, Core Ensemble, Pittsburgh New Music Ensemble…

Ông đã liên tiếp nhận nhiều giải thưởng âm nhạc giá trị: Rome Prize, Rockefeller Foundation Grant, Meet the Composers: Music Alive Residency Award with the American Composers Orchestra, ASCAP Standard Awards, Ohio Arts Council Individual Artist Fellowships, Charles Ives Center for American Music, the Concordia Orchestra, và được mời đến MacDowell Colony để sáng tác. Ông cũng được mời làm soạn nhạc gia tại nhiều đại hội âm nhạc lớn trên thế giới.

Ông đã từng dạy nhạc tại University of Illinois ở Urbana-Champaign và Cleveland State University. Hiện ông là giáo sư hàm “Associate Professor” ngành sáng tác tại trường nhạc Jacobs School of Music, thuộc trường đại học Indiana University, ở Bloomington.

Anvi Hoàng sinh trưởng tại Việt Nam, sang Mỹ học cao học và rồi tìm thấy niềm vui trong việc viết lách tự do. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Viết để tung hô văn hóa Việt Nam và viết về sự thay đổi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

lady thi kinh

NAM-MÔ-A-DI-ĐÀ-PHẬT CELEBRATED ON AMERICAN STAGE

Photos by IU Jacobs School of Music (IU JSoM)

(1) There is a small number of Vietnamese in Bloomington, IN. (2) Cultural, especially musical, activities here are numerous – orchestra concerts, operas, theatrical plays, musicals, ballets, Broadway shows, arts festivals, etc. Yet, hardly does one see the combined presence of (1) and (2) in public in one place. Until…

Workshop of the opera “The Tale of Lady Thị Kính”

With the largest and most extensive collegiate opera house in the country, IU Jacobs School of Music has a long tradition of new opera premieres. Many national music critics and opera producers will attend the premieres, and the Opera Magazine, the largest and most important of its kind, will also review them. Needless to say, a new opera production is the talk of the town. The workshop is one step in the evolutionary process – a learning stage where the composer, the directors, and designers, just to mention a few, have the chance to study the work in advance in details – before the full production. Needless to say, the workshop is the talk of the town. Seriously, articles are everywhere in the local newspaper and school websites.

Workshop performances were on Saturday and Sunday evenings, which meant rehearsals were going on for three consecutive weeks, five days a week, 3pm-6pm everyday, until the Friday right before the first performance. I came out for a rehearsal open to the public. As an “adopted Hoosier” (IU is my school) and a proud Vietnamese, there is no way I would let it fly; as a freelancer, I would love to cover it for The Vien Dong Daily; as an “emotional supporter” for the composer of “The Tale of Lady Thị Kính” – who happens to be my husband – I just had to be there. Well, four birds with one stone, not a bad deal at all. So, I looked for a seat, sat down and began to observe. The students involved in the workshop are from the Voice Department at Jacobs School of Music, Indiana University. Many of them have had experience working and performing on professional stage. Watching them, it is difficult to tell whether they are professionals or students. They would be referred to as “singers” in this writing.

This afternoon, they worked on the scene when Thị Mầu went to the temple to look for love. The singer playing Thị Mầu began her music rehearsal first with the conductor and the pianist (one piano is common for rehearsal). She started singing. Half way through, the Conductor stopped her and said, “Could you prolong this word a little? And come in faster on the next one.” There she went, and the process of singing-correction-singing-correction continued through difficult sections of the score. Other singers in the scene together with another sixteen in the chorus took their turns going through the music rehearsal. After more than an hour, they began to combine singing and acting.

Conductor at work
Conductor at work

Lost in a Different  World

The stage was minimal to the bare bones: a large wooden frame was used as a door into and out of the house and the temple. The Servant, Nô, entered the stage, complaining about his miserable life. He was singing and walking a few steps then the Stage Director intervened, “Stop. You cannot be so formal and rigid. You have to use gestures as if you are a servant. Indeed you are a servant here!” Everybody laughed. I felt sorry for the singers who had to deal with the unrelenting criticism. Besides the conductor and the stage director, the composer can step in at any time with suggestions as well. The singers must have trained themselves to keep their ego and spirit intact to be impervious to these instructions. It is true the instructions are part of their job package, but who would like to be criticized all the time! I came to admire their working ethics.

Additionally, by the time of rehearsal, they already memorized the music, the libretto, and then incorporated them into their singing as instructed by the conductor, and into their acting as directed by the stage director. Both physically and mentally, it was intense. Three weeks to perform a two-hour opera was mind-blowing, especially so for the Thị Kính character who had to sing in nine out of ten scenes. Normally with more time, the pressure level would be lower, but in any circumstances, just to witness the singers, the composer, the conductor, the director – those known to possess the diva attitude – working together to create the opera on stage, I was mesmerized.

"Divas" team work
“Divas” team work

I imagine if colors and shades and brushes are tools of the painter, just as words are for the writer, materials and forms are for the architect, then the musician communicate with notes. Looking at the score, the singer can already “hear” the songs in their head. Maneuvering air through their vocal cords is only to realize the tunes out for the audience. The conductor, on scanning the score, can “hear” the sound of the whole orchestra – the violin in the background, the clarinet is leading, the harp whispering on the left, the percussion pulsating in the back, the double bass puffing on the right, etc. Like a painting with details being singing notes.

On the other hand, the stage director “thinks” with images, spatial constructions, gestures, and more. For example, when Thị Mầu failed to court Tiểu Kính Tâm the monk, she returned home. As she appeared, what the director “saw” on stage was a wooden house surrounded by bamboos, with a front courtyard. She came on stage from the right, at the same time the servant Nô came out of the house from the left, and they met outside the gate. Thị Mầu started to flirt with Nô, and she had to stay close to the gate so that when they finished singing, the music moved to the next measure in a few seconds, Thị Mầu only needed to push Nô slightly through the door, and the two of them were right inside the house. Such being the situation, the director had to remind the singers at what note and in what direction they needed to move. Like intricate details in an art work. I could not help feeling “high” submerging in their magical world. My eyes and ears were all up, my mind racing, my body shaking out of excitement and thrill. On stage, the musicians were merging their own worlds into one to create The Tale of Lady Thị Kính. For a moment, I felt “enlightened” as if a simple thing turned into a very philosophical discovery of life.

Stage director welcomed audience
Stage director welcomed audience

The Singing of Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật

Actual performances were in Auer Hall where everybody was waiting. The light went dim. The Stage Director appeared in front of the wooden frame. Holding out his hands, he said, “Welcome to Vietnam!” The audience laughed. Well, they were going to hear a Vietnamese story, coincidentally it was hot that day and the air condition was kept high to save energy (economic downturn!). It felt pretty “tropical” in the hall. So the performance commenced with laughter. The audience had many chances to laugh, especially when Thị Mầu went to the temple to court the monk. They also laughed when the servant Nô told Thị Mầu that “you are like a young squash/Lie around any longer and you will become a gourd.” Plenty of laughter, and tears as well. Some of the older ladies shed tears over the unjust life of Thị Kính. My Vietnamese friend told me his 13 year-old daughter cried a lot.

Thị Mầu about to flirt with the monk
Thị Mầu about to flirt with the monk

One thing I was certain, that to the end of the performance the American audience was able to pronounce Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật and know what it meant, because after Thị Kính cut her hair and disguised as a man to seek monkhood, they began to hear Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật regularly. Thị Mầu Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật to wish for love in the new moon; Thị Kính Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật to shed earthly life; Tiểu Kính Tâm Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật to ponder life and religious faith; Sư Cụ Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật to contemplate justice and traditions. Oddly enough, it felt so natural to hear Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật chanted on American stage for the first time ever.

Just as Amen or Hallelujah is a chanting term and cannot be translated, Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật is kept as it is to preserve the Vietnamese flavor. Who is not familiar with Hallelujah, especially at Christmas time. Either the chorus Hallelujah from Handel’s Messiah, or Leonard Cohen’s and Bon Jovi’s Hallelujah – to black, white, or yellow, it is all the same feeling of peace and serenity, quietness and sacredness. Now imagine, instead of Hallelujah, the singing is Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật. The whole hall was attentive to the performance on stage: Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật. The chanting-singing was cheerful, melodic, earnest at times with some hint of Vietnamese chèo music, peaceful at others. The Vietnamese everywhere will be proud to hear it – something so dear to their heart, and so universal on American stage right now.

Firework ending Nam Mô A Di Đà Phật

When Thị Kính was going to Heaven in the last scene, all the singers and the chorus Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật in a most earnest and intense manner as if preparing for a firework ending – Thị Mầu’s youthful life was already celebrated, now it was Thị Kính’s sacrifice. My muscles were stretching like the strings. It was indeed music for the Almighty, there was no shame that it made humans like me cry. It certainly dawned on me that the magical power of music transcends both happiness and sorrow. I remember my friends and I once talking about the tragedy in Vietnamese history: over four thousand years, countless wars, fathomless sorrow, unspeakable sacrifice, innumerable  deaths. For a moment, all those baggage seemed to melt into the lyrical Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật. May a requiem free those spirits. I have heard Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật, I could imagine a requiem for the Vietnamese: an outdoor stage of millions, all opening their hearts in unison with the requiem.

*****

The opera The Tale of Lady Thị Kính is planned to be premiered at Jacobs School of Music in 2014. It sounds like a long time, but two years is an average amount of time for a new production. Set designer needs to study how to “fly” Thị Kính to heaven, and costume designer to dress more than 30 characters together with the chorus. Stage director also needs to “meditate” on how to realize his concepts on stage. And so forth. Then follow auditions and rehearsals and miscellaneous issues. Time flies. In the meantime, ladies, get your áo dài ready. Welcome to Bloomington, Indiana! Jacobs School of Music is one of the most famous music schools not only in the United States but also in the world. Soon, Americans and people all over the world will hear Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật in a full scale production, with elaborate set and costume, on a high tech stage, with an orchestra of 68, a chorus of 40, highly professional cast, well-known conductors and directors. I have begun to dream about that day.

— A version of this article was previously published in the Vien Dong Daily News 2012 Lunar New Year Edition.

P.Q. Phan
P.Q. Phan

P.Q. Phan’s bio:

P.Q. PHAN was born in 1962 in Vietnam. He became interested in music while studying architecture in 1978 and taught himself to play the piano, compose, and orchestrate. In 1982, he immigrated to the United States and began his formal musical training. He earned his BM from the University of Southern California and his DMA in Composition from the University of Michigan.

P.Q. Phan has written a large variety of genres including symphonies, opera, chamber music, and song cycles. Phan’s music has been performed throughout the United States, Canada, Mexico, in Europe (England, France, Austria, Italy, Holland, Norway, Germany, Belgium, Spain, Estonia, Lithuania, Russia, Denmark, etc…), Israel, Turkey, Australia, New Zealand, China, Hong Kong, Singapore, Korea, and Japan. Mr. Phan has received numerous commissions, including from the Kronos Quartet (3), the American Composers Orchestra, Ensemble Alternance, the Cleveland Chamber Symphony (2), the Greater East Lansing Symphony, the Pittsburgh New Music Ensemble (2), the Samaris Piano Trio, the First Music 8 – New York Youth Symphony, La Sierra University, trombonist David Taylor, the Deknatel Consort, William Albright, oboist Harry Sargous, etc. His works have been performed by the Kronos Quartet, the BBC Scottish Symphony Orchestra, the Radio France, Ensemble Modern, the American Composers Orchestra, the Cincinnati Orchestra, the St. Louis Orchestra – Chamber Group, the Cleveland Chamber Symphony, the Charleston Symphony, the Greater East Lansing Symphony, the Sinfonia da Camera, Pittsburgh New Music Ensemble, Society for New Music, the New York Youth Symphony, etc.

Phan has received a Rome Prize, ASCAP Standard Awards (1990-present), ’95 Ohio Arts Council Individual Artist Fellowships, Charles Ives Center for American Music, the Concordia Orchestra, and residencies at the MacDowell Colony. He was a guest composer at several music festivals, including the Asian New Music Festival in October ’99 in Tokyo – Japan, the New Music Festival at Hamilton College (New York) in April ’97 and April ’99, the ’96 residency with the Kronos Quartet at Univ. of Iowa – Hancher Auditorium, the ’95 Asian Composers’ Forum in Sendai – Japan, the ’94 New Music Festival at UC Santa Barbara, the ’92 Music Lives in Pittsburgh, etc.

He is currently an Associate Professor of Music in composition at Indiana University, Jacobs School of Music. He had previously taught at University of Illinois at Urbana-Champaign and Cleveland State University. 

Anvi Hoàng grew up in Vietnam. She came to the US for graduate studies and have found happiness in writing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese culture in her writing. A bilingual writer in English and Vietnamese, Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. And join the conversation and leave a comment! What do you think about the adaptation of this story?

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

4 COMMENTS

  1. An inspiring account of the production and performance of Vietnamese Opera in the United States. Here in Vietnam, Classical Vietnamese Opera (called Tuong or Hat Boi in Vietnamese) is at a critical crossroad, apparently irrelevant to the younger generation. I am involved in setting up the Performing Arts Revival Theatre, working with Opera troupes nationwide to revitalize this beautiful theatrical genre. It would be wonderful to be able to collaborate with Mr P.Q. Phan.

  2. Thank you for such a good description–I felt I was there! I hope one day to be able to see this opera in person.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here