Anvi Hoàng: 8 Điều Hay Về Instant Noodle | 8 Things I Love About Instant Noodle

Cảnh trong phim Instant Noodle, đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa - Hình từ trang web của ViFF / A scene from the film Instant Noodle by Khoa Trọng Nguyễn – Photo from ViFF website.Cảnh trong phim Instant Noodle, đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa – Hình từ trang web của ViFF / A scene from the film Instant Noodle by Khoa Trọng Nguyễn – Photo from ViFF website.

Anvi Hoàng reviews  Khoa Trọng Nguyễn’s feature film, Instant Noodle, which screened recently at the 6th biannual Vietnamese International Film Festival in Orange County. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Đừng hiểu lầm nhé, không phải là tôi muốn nói đến mì ăn liền đâu, mà là bộ phim truyện Mì Ăn Liền / Instant Noodle của đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa. Đúng ra tên tiếng Việt là Mì Ăn Liền, nhưng ông Khoa cho biết nhà sản xuất muốn đổi tựa phim thành Vũ Điệu Đường Cong. Thật tình thì cái tựa đề này nghe hơi sến làm tôi muốn thối lui, nhưng tôi mừng là mình đã quyết định đi xem nó tại Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần thứ 6 vào tháng 4/2013 vừa qua.

Have you subscribed to diaCRITICS yet? Subscribe and win prizes! Read more details.

8 Điều Hay Về Phim Vũ Điệu Đường Cong/Instant Noodle

Bộ phim nhắm vào giới trẻ khi tập trung miêu tả cuộc sống của một anh nha sĩ trẻ và một cô diễn viên cứng đầu trong bối cảnh chuyện làm phim ở Việt Nam, hòa trong đó là những diễn biến và hành động vừa thực vừa mang tính nghệ thuật phim. Hai nhân vật chính này, cùng với hầu hết các diễn viên khác trong phim, đại diện cho giới trẻ Việt Nam, những người đang phải tranh đấu giữa sự nghiệp, tình yêu, và gia đình.

Nếu nói đến phim về Việt Nam mà mang tính chất văn hóa Việt Nam cao thì đây là một phim như thế. Phim hay, và khó tìm được cái gì để chê. Có thể các bạn của tôi ở Việt Nam không đồng ý với tôi về điểm này, nhưng tôi vẫn cho rằng ngoài giá trị giải trí, Instant Noodle có giá trị cao về mặt khái niệm.

Một hay: Quan trọng nhất và đáng giá nhất là: bộ phim dựng lên hình ảnh người đàn bà Việt Nam mạnh mẽ, có bản lĩnh và giỏi giang. Đây là hình ảnh chính xác mà chúng ta chứng kiến hàng ngày. Hãy nhìn các chị các cô các mẹ quanh ta mà xem, họ đã bươn chải vì cuộc sống, chăm lo cho con cái, hy sinh vì gia đình như thế nào. Nếu không mạnh mẽ và bản lĩnh thì sao làm được việc. Thế nhưng hình ảnh này lại ít thấy trong những phim do Việt kiều hoặc người nước ngoài làm về Việt Nam. Ngược lại, người ta hay dựng lên những nhân vật đàn bà yếu đuối cần được cứu vớt.

Trong lúc nhiều giá trị văn hóa gia đình ở Việt Nam đang mất dần, và tình trạng bán con vì tiền, lấy chồng nước ngoài vì vật chất, rồi nhiều cô gái vì thiếu hiểu biết mà bị lừa gạt vào làm việc trong các nhà thổ ở Trung Quốc hoặc Campuchia v.v. đang gây lo ngại cho cả xã hội, bộ phim Instant Noodle chẳng phải đã tạo ra một mẫu mực đàn bà tốt để làm gương đó hay sao. Nhìn từ góc độ giáo dục, chỉ vì điểm này thôi thì Instant Noodle cũng đáng nhận được giải thưởng rồi.

Trao đổi với đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa về phim Instant Noodle sau buổi chiếu phim tại Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần 6, tháng 4 năm 2013.
Trao đổi với đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa về phim Instant Noodle sau buổi chiếu phim tại Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần 6, tháng 4 năm 2013.

Hai hay: Tựa đề Instant Noodle là hoàn toàn Việt Nam. Làm người ta liên tưởng đến một trào lưu văn hóa vào những năm 1990 ở Việt Nam khi người ta sản xuất các chương trình truyền hình và làm phim rẻ tiền, chất lượng kém. Đây cũng là điểm mà đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa đã khai thác trong phim.

Ba hay: Tiếng Việt trong phim đúng là tiếng Việt của người Việt, do người Việt bình dân dùng. Nó chân thật và không kiểu cách. Nếu nhắm mặt lại mà nghe, người ta vẫn biết ngay là mình đang xem một bộ phim do người Việt đóng, nói về người Việt, với cách suy nghĩ và cư xử của người Việt. Không như một số phim khác, người ta lồng tiếng thế nào ấy, và dùng từ Hán-Việt nhiều đến mức nhắm mắt lại là nghe y như một bộ phim Hongkong hoặc phim Tàu.

diacritics-donate_header_box_640x120

Bốn hay: Tính hài trong phim trong sáng, gần gũi thực tế, đồng thời cũng là hài kiểu Việt Nam. Ví dụ một nhân vật đồng tính trong phim đùa giỡn với bạn bè mình, điệu bộ và giọng nói có phần “ẻo lả” cho ra dáng một người đồng tính. Có thể là cái hài ở đây hơi được cường điệu một chút, nhưng là cách cường điệu để cố tình chọc cười mà người Việt bình dân rất thích và luôn cười theo. Theo tiêu chuẩn Việt Nam là không phô chút nào. Đây không phải là điều dễ làm trong vấn đề gây hài.

Năm hay: Phim mang tính giải trí cao. Khán giả được dịp cười hầu như là từ đầu tới cuối. Cười vì các anh đồng tính, cười vì anh chàng nha sĩ cù lần, cười vì hai vợ chồng già tình tứ, cười vì ông chồng mê lời nói ngọt ngào của vợ v.v. Tất cả lời thoại và diễn xuất đều thể hiện cách suy nghĩ và cư xử của người Việt Nam. Nhưng hay hơn nữa là phim cũng làm người ta khóc được. Một số cảnh phim nói đến cái chết và sự hối hận của người con trai, là anh nha sĩ trẻ tuổi. Khi nhận được tin mẹ mình mất, anh phóng như bay về nhà. Người cha ra đón anh ở cửa, không nói lời nào, chỉ lắc đầu mếu máo, rồi hai cha con ôm nhau khóc. Không nhiều lời, nhưng hành động và diễn xuất chuẩn, cảnh quay gần mặt đúng góc độ cộng thêm không gian, ánh sáng của buổi đêm làm cho tính bi kịch của phim tăng lên và người xem thành thật cảm động.

Sáu hay: Cách dùng hình ảnh múa bụng mới mẻ, đúng ra là không liên quan gì đến văn hóa Việt Nam, nhưng được đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa dùng ở đây để nói lên sự phát triển của phong trào phụ nữ ở Việt Nam khi mà họ trở nên độc lập và tự do hơn. Ông nói rằng múa bụng chỉ là một mình mà không cần bạn nhảy, và như thế là tượng trưng cho sự tự lập và thành đạt của thế hệ những người đàn bà Việt Nam hiện đại ngày nay. Rõ ràng hình ảnh múa bụng có tính sáng tạo mới mẻ.

Cảnh trong phim Instant Noodle, đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa - Hình từ trang web của ViFF.
Cảnh trong phim Instant Noodle, đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa – Hình từ trang web của ViFF.

Bảy hay: Phim đề cập đến nhiều vấn đề xã hội nóng bỏng. Chúng vừa phản ánh thực tế cuộc sống ở Việt Nam hôm nay, vừa là đề tài để người xem suy nghĩ và chiêm nghiệm. Cho nên sau khi xem phim xong thì có nhiều chuyện để bàn luận lắm. Ngoài chủ đề đồng tính ra, một vấn đề chính khác là tốc độ quay trong cuộc sống hiện đại ở Việt Nam. Những người trẻ ai cũng bận rộn làm ăn, đến mức họ có thể bỏ quên việc thăm nom cha mẹ, đến khi lỡ làng thì hối hận cũng đã muộn. Rồi cũng vì cuộc sống bận rộn mà người ta quên đi những tình cảm hay những chuyện quan trọng trong cuộc sống của mình và làm ảnh hưởng đến những người thân xung quanh, như việc người yêu hay vợ chồng phải chăm sóc lẫn nhau để vun đắp tình cảm của mình và giữ gìn hạnh phúc. Bộ phim kết thúc với sự ý thức của anh nha sĩ rằng cuộc sống ngắn ngủi và anh phải nắm lấy cơ hội hạnh phúc của mình để không phải hối hận về sau.

Tám hay: Phim Instant Noodle chân thật, nói đến những chuyện hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam, không thêu dệt màu mè gì.

Trong tiếng Việt có câu “mười thương”, nhưng trang giấy có hạn, thôi thì bàn tới tám hay thôi!

Anvi Hoàng viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Có bằng thạc sĩ ngành Lịch sử, Nghiên cứu về Hoa Kỳ, Sức khỏe cộng đồng. Viết để tung hô người Việt khắp nơi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

diacritics-donate_header_box_640x120

Don’t get me wrong. It is not instant noodle I am talking about. It is Instant Noodle the film, directed by Khoa Trọng Nguyễn, that I want to talk about. It is one of the many feature films screened at the 6th Vietnamese International Film Festival in April 2013.

8 Things I Love About Instant Noodle

The film targets young audience as it  juxtaposes a young dentist and a headstrong actress in the context of film making in Việt Nam amidst all the actions real and theatrical. The two main characters, together with most of the rest in the film, represent young Vietnamese of the modern time who are struggling career, love and family.

To be honest, the Vietnamese name of the film, Vũ Điệu Đường Cong, as suggested by the producer sounds cheesy and turned me off. But I am glad I stayed and watched it. Talking about an ‘authentic’ Vietnamese movie, Instant Noodle is one of them. More than that, it is a very good one for many reasons. Some of my friends in Việt Nam may not agree with me, but all I can say to them is that Instant Noodle has great conceptual values, among other things. So here is the list.

One: The best thing about Instant Noodle, in my opinion, is that it portrays Vietnamese women as strong and independent, or rather, it does not portray Vietnamese women as victims and ones who are in need of salvation. Everyday witnesses of sisters and aunts, mothers and grandmothers around us flexing their muscles and resorting to their last resource to fight for their family prove that the portrayal is precise. This image, however, has been lacking in most movies done by Việt Kiều or foreigners about Việt Nam. Lan Duong discusses this in her book, and Thuy Linh wrote about it in her article.

For someone who spent the first thirty years of her life in Việt Nam, the large part of which time trying to stay away from Vietnamese films because of their lack of substance and taste, I found Instant Noodle refreshing and an allure – all the more so because the film came at an opportune time. It is not news anymore, complaints about family values being on the wane in Việt Nam. And heart-breaking stories of suicidal Vietnamese brides abroad along with trafficked Vietnamese girls abused and enslaved in the brothels in neighboring countries have caused growing outcries in the country. Instant Noodle is doing a great job depicting a realistic model for the Vietnamese girls growing up, growing strong, and growing wise. For this alone, I’d give it a medal.

Director Khoa Trọng Nguyễn and the audience after the screening of Instant Noodle.
Director Khoa Trọng Nguyễn and the audience after the screening of Instant Noodle.

Two: The English title, Instant Noodle, is totally Vietnamese. It reminds people of a cultural trend in Việt Nam in the 1990s when low budget and cheap taste television shows and movies were mushrooming. Part of this culture is still present today and dealt with by Khoa in his movie.

Three: The Vietnamese language used in the film is authentic Vietnamese used by ordinary people you encounter in Việt Nam. It is straightforward and unpretentious. If I close my eyes and listen, I will be taken back to the time I was surrounded by Vietnamese loved ones; I can clearly recognize that the movie is cast with Vietnamese people, is about Vietnamese people, and portrays Vietnamese thinking and behavior – I can almost see their mannerism in my mind. This is in contrast to some other films in which the language used is Vietnamese but spoken with a strange accent interspersed with a superfluity of Chinese-Vietnamese to the point I’d think myself watching a Hong Kong or Chinese movie, either with my eyes open or closed.

A scene from the film Instant Noodle by Khoa Trọng Nguyễn – Photo from ViFF website.
A scene from the film Instant Noodle by Khoa Trọng Nguyễn – Photo from ViFF website.

Four: The humor in Instant Noodle is clean, at the same time very Vietnamese. An example in case involves the gay assistant. His language, acting, and behavior are very much feminized the way Vietnamese people think about gays. These, in American standard, could probably be seen as overacting, but they are exactly the things ordinary Vietnamese think funny and can laugh along. In Vietnamese standard, it is not too dramatic. After all, an element of comedy is very commonly achieved by bordering on stereotypes and overacting.

Five: Entertaining value is high in Instant Noodle. The audience had a chance to laugh from the beginning to the end. The gay behavior is funny ha-ha, the dentists are funny nerdy, the old couples are funny flirtatious, the old husband is funny honey, etc. Both their language and acting reflect Vietnamese thought and behavior patterns. And, as tears of joy are shed, tears of sorrow follow.

Experience of death and regret is registered by the protagonist, the dentist. On receiving news of his mom’s passing away, he darted home, to be received by father at the door. The old one could hardly be vocal. Shaking his head in distraught, his face twisted in pain, he gave the young one a big hug. And they both cried. Minimization of words and actions, maximization of facial expression, the right close-up angle, and the somber atmosphere of the evening literally brought tears to the audience’s eyes. It is a wonderful moment to be able to laugh and cry with a movie.

Six: Kudos to the director for the creative interpretation of belly dancing. As he explained during the Q&A session, belly dancing does not require a partner thus a good symbolic language to use to depict the changes in the development of the modern generation of Vietnamese women who are very independent and successful and who can totally be happy on their own.

A scene from the film Instant Noodle by Khoa Trọng Nguyễn – Photo from ViFF website.
A scene from the film Instant Noodle by Khoa Trọng Nguyễn – Photo from ViFF website.

Seven: Topical social and cultural issues are infused in the film to reflect modern Việt Nam and to give the audience points to think about. Other than homosexuality, modernity is the point to drive home to the viewers. The pace of life in current-day Việt Nam is so fierce young people are too absorbed in their work to think about visiting their parents. Regret is all they have left at the realization of the parent’s passing. It is also this speed of life that sucks people into the vicious circle of work and money-making and that makes it easy for them to forget other important things in life such as human relationship and true happiness. Fortunately, our dentist receives his wake-up call in time to save his relationship with the belly dancer and takes a firm grip on his happiness in life so that he does not have to regret for the rest of his life.

Eight: Instant Noodle is very believable.

*****

In Vietnamese folk songs, there is one called “Ten Things I Love About You” (Mười thương) the numeric pattern of which I am trying to emulate. Given the limitation of the page, let us stop at number eight.

____________________________________________________________

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. Join the conversation and leave a comment! 

Did you see an interesting Vietnamese movie recently? Are there issues in contemporary Việt Nam you wish to see portrayed more often in Vietnamese films or films about Việt Nam?

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

____________________________________________________________

Anvi Hoàng writes in both English and Vietnamese. She received her master’s degrees in American Studies, History, Health Promotion. What brings her happiness is freelancing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese people everywhere in her writing. Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here