Anvi Hoàng: Ngắn hay Dài? – Feeling the Films at ViFF

 

FeelingFilmsVIFFOne640

The 6th biannual Vietnamese International Film Festival in Orange County has officially spread its reputation to the Midwest. Flying in from Indiana, Anvi Hoàng attended the first week of the festival with fresh eyes. For those of you who have kept a distance from Vietnamese films, it is time to come back. Read Anvi’s review and judge for yourself. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Have you subscribed to diaCRITICS yet? Subscribe and win prizes! Read more details.

Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế, đến lần thứ 6 này, đã thật sự có tiếng vang đến tận vùng Trung Tây nước Mỹ. Từ Indiana, Anvi Hoàng bay sang Quận Cam tham dự tuần đầu của liên hoan phim. Qúy vị nào lâu này “giữ khoảng cách” với phim Việt Nam, đã đến lúc quay trở lại rồi. Xin mời đọc bài điểm phim dưới đây sẽ rõ. Bài tiếng Anh theo sau bài tiếng Việt.

 

Ngắn hay dài? – Cảm nhận phim từ Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế

Tôi đến Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Vietnamese International Film Festival gọi tắt là ViFF) không trông đợi gì. Tôi xem phim. Rồi tôi bị chinh phục. Tôi không những nể nang công sức mà các nhà tổ chức và người tình nguyện đã đổ vào liên hoan phim kéo dài hai tuần lễ này, mà còn thích thú thưởng thức những bộ phim hay được chiếu ở đây.

Một chút về phim truyện dài

Trước khi liên hoan phim bắt đầu, tin tức và các buổi phỏng vấn trên báo, đài, TV thường nhắc đến một số phim truyện dài cho buổi Khai mạc và Bế mạc. Thôi thì tôi cũng nhắc lại ở đây.

Ai thích giải trí nhẹ nhàng, muốn cười thư giãn, không muốn suy nghĩ nhức đầu, hoặc muốn xem chuyện tình éo le đầy máu me, xin mời xem các phim truyện dài. Beyond the Mat – đạo diễn Van Phạm, Thiên Mệnh Anh Hùng (Blood Letter) – đạo diễn Victor Vũ, Cưới Ngay Kẻo Lỡ (Love Puzzle) – đạo diễn Charlie Nguyễn, Lấy Chồng Người Ta (In the Name of Love) – đạo diễn Lưu Huỳnh, Đó… Hay Đây? (Here… or There?) – đạo diễn Síu Phạm, Vũ Điệu Đường Cong (Instant Noodle) – đạo diễn Khoa Trọng Nguyễn, đều là phim truyện dài. Một điểm chung của những phim này là chúng đều do các đạo diễn Việt Kiều thực hiện. Trừ phim Beyond the Mat và Đó… Hay Đây?, các phim còn lại là nói tiếng Việt. Tuy nhiên, tính chất Việt Nam trong mỗi phim đó, từ cách ăn mặc, cách nói năng, cách suy nghĩ, cách cư xử kiểu Việt Nam thì thay đổi ít nhiều tùy theo từng phim, và tùy cách từng đạo diễn cảm nhận thế nào là ‘Việt Nam’. Làm tôi thật thắc mắc không biết các phim này có đắc khách lúc được chiếu ở Việt Nam hay không, và người Việt trong nước nghĩ gì về chúng.

Trao đổi với đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa (ngồi giữa) về phim Vũ Điệu Đường Cong (Instant Noodle).
Trao đổi với đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa (ngồi giữa) về phim Vũ Điệu Đường Cong (Instant Noodle).

Tha hồ phim ngắn nghệ thuật

Đối với những người muốn biết và thích suy nghĩ về các vấn đề văn hóa, xã hội, con người Việt Nam, các phim ngắn sẽ làm hài lòng quý vị. Những phim ngắn này từ 8 phút đến 22 phút. Chúng mang tính nghệ thuật cao. Các chi tiết đều được suy nghĩ và tính toán kỹ, và mang ý nghĩa tượng trưng cao. Về nội dung, chúng miêu tả từ cảnh nghèo của cai nghiện trong Chung Sống (Living Together) – đạo diễn Đặng Đức Lộc, đến nghèo đơn chiếc trong Sữa Mẹ (Mother’s Milk) – đạo diễn Andy Dejohn. Phim mang tựa “16:30” của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy lại là câu chuyện bất ngờ, và có thể là mới biết lần đầu đối với nhiều người, về cuộc sống của các trẻ em bụi đời lăn lộn bán vé dò (là tờ kết quả số đề) kiếm cơm hàng ngày. Một bức tranh thực tế sống động, tội nghiệp, cảm động và đẹp.

Trao đổi với đạo diễn Andy Dejohn (giữa phải) về phim Sữa Mẹ (Mother’s Milk) và Giám Đốc Yxine Marcus Vũ Mạnh Cường (giữa trái).
Trao đổi với đạo diễn Andy Dejohn (giữa phải) về phim Sữa Mẹ (Mother’s Milk) và Giám Đốc Yxine Marcus Vũ Mạnh Cường (giữa trái).

Tình cảm con người với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày là một mảng đề tài khác. Một người cha già đơn chiếc lo lắng cho con gái lớn như thế nào, đạo diễn Lê Hà Nguyên miêu tả nó trong Những Mùa Đông Khác (The Other Winters). Cảnh quay một đôi giày hoặc hai đôi giày được lặp đi lặp lại, đưa khán giả vào trong cuộc sống tình cảm của hai cha con họ, mỗi người một lối sống một thế hệ khác nhau. Nhưng một đứa con trai lớn thì suy nghĩ lại và thay đổi cách sống và tình cảm đối với mẹ (đã mất) nhờ vào cái gì đây? Phim hoạt hình Năm Điều Phạt (Five Punishments) của đạo diễn Dương Minh Lộc cho anh chàng nhân vật chính cơ hội vô tình này.

Chưa chìm vào trạng thái suy nghĩ miên man được bao lâu thì khán giả bị Một Ngày của đạo diễn Nguyễn Vũ Minh Đức đánh thức. Bộ phim bắt đầu với câu chuyện một anh chàng cứ lết cái xẻng đi từ nơi này qua nơi khác. Phải chăng anh ta là một kẻ giết người? Dễ đoán như thế thì còn gì là phim hay. Hóa ra anh ta dùng cái xẻng để đào mồ, lôi lên một cô người yêu … nửa sống nửa chết. Tình yêu zombie ấy mà! Không tài nào đoán ra. Hấp dẫn và lôi cuốn khán giả cả 20 phút mà không cần nhiều lời như thế, đúng là hay.

diacritics-donate_header_box_640x120

Một khía cạnh khác trong tình cảm con người diễn ra trong phim Bán Sách Và Bán Giày (Bookseller and Shoe Seller) của đạo diễn Nguyễn Trí Viễn. Ông bán sách và ông bán giày thì có gì chung? Họ đều là buôn gánh bán rong kiếm cơm qua ngày. Ngồi sát nhau trên một vỉa hè, cùng bị du côn bắt nạt mà không gíup đỡ lẫn nhau thì chỉ làm cho cuộc sống của nhau thêm khốn khổ. Chi bằng bắt tay cười trừ làm bạn cho vui tháng vui ngày. Phim kết thúc với một chi tiết mang tính triết lý sâu sắc: ông bán giày chính là người dạy cho ông bán sách một điều ông học được trong sách. Cuộc sống đôi khi đầy nghịch lý đến thế là cùng!

Cảnh trong phim Bán Sách Và Bán Giày - Hình từ trang web của ViFF.
Cảnh trong phim Bán Sách Và Bán Giày – Hình từ trang web của ViFF.

Tư tưởng mới hợp thời đại

Ngẫm nghĩ tới lui, một điểm chung được tìm thấy trong nhiều phim ngắn và một số phim dài là cách miêu tả hình tượng nhân vật đàn ông trong các phim. Ở đây, ông nào ông nấy lo làm ăn hết mình. Có lười như anh bán đá lạnh trong Chở Đá Đi Chơi (Go Playing with Ice) của đạo diễn Trần Ngọc Sáng cuối cùng cũng phải thay đổi để trở thành người chồng người cha có trách nhiệm. Nhẹ nhàng và biết chăm lo, những người đàn ông trong phim đang tạo lập lại các mối quan hệ của họ với vợ con, với xã hội, trong hoàn cảnh một nước Việt Nam đang ‘trăn trở’ ở thế kỷ 21.

Ngoài ra, thật vui là các vấn đề xã hội bức xúc như bắt nạt trong trường học (bully), hoặc vấn đề đồng tính đã được các phim ngắn Việt Nam xử lý rất hay và nghệ thuật. Trực Nhật Với Thư Kỳ (On Duty with Shi Qi) làm khán giả vừa tức giận với bọn ỷ đông ăn hiếp lẻ, vừa cảm thương với Hoa, cô bé mơ mộng và ăn diện khác người. Thông điệp của đạo diễn Đỗ Quốc Trung về việc bắt nạt cả về thể chất và tinh thần người khác như thế là quá rõ ràng.

Cảnh trong phim Trực Nhật Với Thư Kỳ - Hình từ trang web của ViFF.
Cảnh trong phim Trực Nhật Với Thư Kỳ – Hình từ trang web của ViFF.

Dawn của đạo diễn Leon Lê dựng cảnh sống ồn ào ở New York, đưa khán giả vào ngay một xe điện ngầm đang chạy băng băng, ồn điếc tai. Trong khi đó Hai Chú Cháu (Uncle and Nephew) của đạo diễn Nguyễn Đình Anh nhẹ nhàng đưa khán giả qua con sông yên lành đến với cảnh nhà quê thơ mộng của Việt Nam. Ở Dawn, sự bạo hành trong cảnh trấn lột bên ngoài nhà ga kết thúc một cách êm đẹp khi có sự nhận thức về mối quan hệ đồng tính giữa một người Mỹ gốc Á và một người Mỹ đen. Trong khi đó, cuộc sống tưởng như an lành của hai chú cháu Hùng ở quê lại chấm dứt một cách đau lòng khi người cháu không chịu đựng được nữa tính bạo lực trong lời nói châm chọc của những người hàng xóm nhiều chuyện về hoàn cảnh của chú mình. Hai chú cháu cuối cùng lạc mất vào một chốn nào đó ở Sài Gòn náo nhiệt đầy bon chen.

Tuần một của liên hoan phim kết thúc. Phim truyện dài có nhiều phần ‘thú vị’, và phim ngắn thì mới mẻ, sống động. Làm tôi muốn đi xem tuần phim thứ hai…

* Bài đã đăng trên Nhật Báo Viễn Đông.

Anvi Hoàng viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Có bằng thạc sĩ ngành Lịch sử, Nghiên cứu về Hoa Kỳ, Sức khỏe cộng đồng. Viết để tung hô người Việt khắp nơi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

Cảnh bên trong và bên ngoài rạp Edwards Cinemas trong khuôn viên trường đại học UC Irvine tại buổi khai mạc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế ngày 4/4/2013 - Inside and outside Edwards Cinemas, UC Irvine, on the Opening night of ViFF, April 4, 2013.
Cảnh bên trong và bên ngoài rạp Edwards Cinemas trong khuôn viên trường đại học UC Irvine tại buổi khai mạc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế ngày 4/4/2013 – Inside and outside Edwards Cinemas, UC Irvine, on the Opening night of ViFF, April 4, 2013.

Long, or Short? – Feeling the Films at ViFF

I came to the Vietnamese International Film Festival (ViFF) with no expectations. I saw. I was conquered. Not only was I impressed by all the efforts of the organizers and volunteers put together to host such an incredible two-week festival but I also had a great time watching the films.

A Little on Long

On the local newspapers, television and radio news and interviews around Orange County leading up to the festival, it seemed that some feature films were mentioned all the time, one for the opening night and others for the closing. I might as well spend a few words on them.

One element of consistency in these films screened during the first week of the festival (April 4-7, 2013) might, or might not, come out as a surprise to the audience. They are all directed by overseas Vietnamese. And except for Beyond the Mat by Van Phạm and Here… or There? (Đó… Hay Đây?) by Síu Phạm, the rest of them – Blood Letter (Thiên Mệnh Anh Hùng) by Victor Vũ, Love Puzzle (Cưới Ngay Kẻo Lỡ ) by Charlie Nguyễn, In the Name of Love (Lấy Chồng Người Ta) by Lưu Huỳnh, and Instant Noodle (Vũ Điệu Đường Cong) by Khoa Trọng Nguyễn – have mostly Vietnamese casts. The degree of Vietnamese-ness in the characters’  dressing, speaking, behaving, thinking and moving around carrying out their daily lives vary from one film to the next. This speaks volumes for what each director perceives as ‘authentic Vietnamese.’ It really made me very curious about the movies’ box-office and media reception in Việt Nam.

Q&A with director Khoa Trọng Nguyễn (center) on Instant Noodle (Vũ Điệu Đường Cong).
Q&A with director Khoa Trọng Nguyễn (center) on Instant Noodle (Vũ Điệu Đường Cong).

What really left a strong and lasting impression on me, however, was the two sets of short films that I watched the first week of the festival. It is here that cinema lovers have their thirst quenched.

All about Short

Ranging from eight minutes to twenty-two minutes, the short films are embedded with carefully calculated details that deliver their highly symbolic cultural and social messages. Different shades of poverty were portrayed. One focuses on addiction as in Living Together (Chung Sống) by Đặng Đức Lộc, another on helplessness as in Mother’s Milk (Sữa Mẹ) by Andy Dejohn. 16:30 by Trần Dũng Thanh Huy then appears fresh and poignant as it brought the audience to a lesser known world of homeless kids who make a living selling result tickets. Raw as a documentary, 16:30 was as deeply disturbing as it was movingly beautiful.

A scene from the film 16:30 - Photo from ViFF website.
A scene from the film 16:30 – Photo from ViFF website.

Shades of emotions were another targets of the short films. As the simple shot of one or two pairs of shoes was repeated, the audience gradually entered the relationship between a father – balloons vendor, and a daughter – red shoes wearer, in The Other Winters (Những Mùa Đông Khác) by Lê Hà Nguyên as they struggle to make their relation fit in with the lifestyle they carry and the generation they belong to. Following the same line of thought, director Dương Minh Lộc gave a mother-and-son relationship an animated twist in Five Punishments (Năm Điều Phạt) when he arranged to have the son come to new terms with himself at the discovery of the 50-year old note about daily chores his mother left him when he was a little boy.

A scene from the film One Day - Photo from ViFF website.
A scene from the film One Day – Photo from ViFF website.

The pensive mood didn’t last long as the audience were jolted back to reality with One Day (Một Ngày) by Nguyễn Vũ Minh Đức. It starts with a guy dragging his shovel from one place to another. Is he a serial killer? That would be too easy a prediction that makes the film a very boring one. As the story progresses, it turns out that he uses the shovel to dig a grave from where his bride is from. A zombie love story, indeed. Who could have guessed! To keep the suspension and the audience’s attention for twenty minutes with very limited vocalization, that is good.

diacritics-donate_header_box_640x120

Still another side of everyday human relation is what happened between a bookseller and a shoe seller, in Bookseller and Shoe Seller (Bán Sách Và Bán Giày) by Nguyễn Trí Viễn. What do these sellers have in common? Street vendors on the same section of the pavement as they are, the bookseller and the shoe seller patched their differences to face the gangsters and had a hell of a time. I left the theater feeling enlightened with one brilliant detail from the film: the shoe seller eventually is the one who teaches the bookseller about something he learns from the books! Life could be full of ironies like this sometimes.

Hot pots of the day

Now that I have a chance to think twice about the sets of short films I watched, I came to realize that most of the male characters in them are constructive images of Vietnamese men who are trying to make the best out of life. As daydreaming and carefree as he is, the ice seller in Go Playing with Ice (Chở Đá Đi Chơi) by Trần Ngọc Sáng has to finally get his act together and turn a new page. Gentle and helpful, these men are building new relations with their wives, kids, and society in a context of undergoing changes in Việt Nam as it fidgets its position in the 21st-century theater.

A scene from the film Go Playing With Ice - Photo from ViFF website.
A scene from the film Go Playing With Ice – Photo from ViFF website.

Still on the same line of pulling issues onto the surface, Đỗ Quốc Trung’s short film, On Duty with Shu Qi (Trực Nhật Với Thư Kỳ), is as updated and trendy as it could be featuring a high-school outcast on high heels. His message against bullying at school, both physically and mentally to someone considered different, is loud and clear.

And now to the hottest topic of all: Việt Nam recently passed the law to recognize same sex marriage, which makes life easier for them all. Is it really? Dawn by Leon Lê and Uncle and Nephew (Hai Chú Cháu) by Nguyễn Đình Anh create a very good pair for contemplation as far as reception of homosexuality is concerned. Lê sweeps the audience off their feet to the noisy moving subway train in New York, and Nguyễn paddles them over the melodic river to the idyllic countryside of the Mekong Delta. And while the mop outside the station in New York ends unexpectedly with a realization of a homosexual relationship between an Asian American and an African American, the seemingly peaceful lives of Hùng and his nephew around the rice fields in Việt Nam is disrupted brokenheartedly when the latter could not bear the neighbors’ abusive jokes aimed at his uncle anymore. They both end up disappearing somewhere into the rumored violence-reeked Sài Gòn.

After the first week of the festival, I found the features ‘interesting,’ and the short films refreshing. I wish I had been able to attend the second week.

VIFF poster at Bowers Museum, Santa Ana.
VIFF poster at Bowers Museum, Santa Ana.

Anvi Hoàng writes in both English and Vietnamese. She received her master’s degrees in American Studies, History, Health Promotion. What brings her happiness is freelancing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese people everywhere in her writing. Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

____________________________________________________________

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. And join the conversation and leave a comment!

Do you prefer feature films or short artistic films? Why? Do you think that films made by non-native speakers (as compared to native speakers) would have an additional value to it?

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here