Anvi Hoàng: Vấn nạn cái tên tiếng Việt | Dilemma of a Vietnamese Name

Identity oscillations are in various places, sometimes as inconspicuous as the accent marks in Vietnamese language. In this bilingual post, Anvi Hoàng muses on the confusion between the changes in the look of her name and her identity. This is a reprint of the original post on her blog. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Dao động bản sắc cá nhân diễn ra nhiều chỗ lắm, có khi ở những chỗ nhỏ nhặt như các dấu móc dấu hỏi trong tiếng Việt vậy. Trong bài viết này, Anvi Hoàng suy ngẫm về mối liên quan giữa sự thay đổi trong cái tên của cô và bản sắc văn hóa của cô. Bài tiếng Anh theo sau bài tiếng Việt.

Have you subscribed to diaCRITICS yet? Subscribe and win prizes! Read more details.

DilemmaVietNameOne640
Illustration by Jiny Ung

VẤN NẠN CÁI TÊN TIẾNG VIỆT

Vay mượn là chuyện tạm thời. Vì vậy mà cái ngày người Việt không phải dùng nét chữ tượng hình của Trung Quốc để viết rồi cũng qua. Từ năm 1919, người Việt đã có chữ viết riêng để ghi lại đúng tiếng nói của mình. Tiếng Việt mới phản ánh những ảnh hưởng không tránh khỏi của nước ngoài lên đất nước Việt Nam. Nó dùng mẫu tự Latin abc có các dấu móc và huyền hỏi ngả nặng v.v. Chính các dấu này là một trong những điểm đặc trưng của tiếng Việt.

Là một người khư khư ôm giữ Việt Nam trong lòng một cách ‘quá khích’, tôi cho rằng tiếng Việt không dấu không phải là tiếng Việt. Vậy thì tại sao khi sử dụng internet, email, Facebook tôi lại bỏ đi các dấu trong tên họ của mình một cách thật dễ dàng, như nháy mặt vậy? Tôi không có sự lựa chọn nào khác? Hoặc tôi làm theo thói quen? Hoặc tôi cho rằng như thế là hội nhập toàn cầu? Nghĩ lại mà xem.

Trước khi có kỹ thuật

Năm 2001, vài tháng sau khi đặt chân lên đất mỹ, tôi bắt đầu đọc sách viết về cuộc chiến mà người Mỹ gọi là ‘chiến tranh Việt Nam’. Tôi nổi điên lên mỗi khi đọc những câu trích dẫn bằng tiếng Việt mà không có dấu. Cho dù có văn cảnh hẳn hoi, nhưng rất nhiều khi tôi chả hiểu được những câu đó chính xác là nói gì và người viết có dịch đúng hay không. Tên Việt Nam thì còn tệ hơn. Đôi khi không đoán được nữa kìa. Đã nói tiếng Việt không dấu không phải là tiếng Việt mà.

diacritics-donate_header_box_640x120

Tuy nhiên, hãy tạm gác chuyện tiếng Việt không dấu nói chung qua một bên vì đề tài này lớn hơn phạm vi bài viết này. Ở đây chỉ bàn đến tên tiếng Việt trên internet thôi. Và tôi nghĩ đến ‘thân phận’ cái tên Việt Nam của mình mà buồn. Tôi xem mình là người Việt, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của tôi, và tôi có một lòng yêu mến đặc biệt đối với tiếng Việt. Không những thế, cứ đụng đến chuyện văn hóa, con người Việt Nam là tôi phải ‘giữ khư khư’. Nhưng khi dùng internet, email và Facebook, tôi không gõ tên tiếng Việt của mình có dấu được.

Sang thế kỷ 21 được vài năm, đối với những người thế hệ của tôi, có thể nói cuộc sống không thể ‘sống’ được nếu không có internet. Nhưng đồng thời tôi cũng biết rõ là việc đánh tiếng Việt có dấu đàng hoàng trên internet vào lúc này vẫn còn khó khăn. Thế là tôi cứ phải đánh tên của mình không có dấu. Dần dà, những cái tên Việt Nam không dấu trở nên quen thuộc đối với tôi đến mức thân tình.

Mặc dù các chương trình đánh tiếng Việt trên mạng là cho không, nhưng cũng chỉ dùng được chúng để đánh tiếng Việt trong văn bản thôi. Chứ dấu tiếng Việt không thích hợp với các chương trình internet hoặc các trang mạng. Nhiều khi đánh dấu không ‘ăn’ còn làm cho cái tên Việt Nam trở thành buồn cười là đằng khác. Vì vậy có thích hay không thì khi tôi mở tài khoản email trên mạng tôi đều phải gõ tên mình không có dấu.

Và tôi cũng đánh tên tiếng Việt của mình không dấu mỗi khi phải tạo tài khoản ‘chát’ hoặc mua sắm vu vơ trên mạng. Vừa email, vừa mua sắm, vừa Facebook, tôi làm như thế nhiều lần đến nỗi nó trở thành một phản xạ vô ý thức mà vô tình phản bội chính bản thân mình. Rồi thì bực bội lại xảy ra khi tôi nhìn thấy những cái tên Việt Nam trong email, hoặc trên Facebook mà tôi không biết chính xác là nên đọc như thế nào cho trúng — đã không dấu, người ta còn có thể đổi vị trí của tên và họ nữa. Ví dụ Hoang Le Ha: là Hoàng Lê Hà, Hoàng Lệ Hà, Hoàng Lê Hạ, Hà Lê Hoàng, Hà Lệ Hoàng, hay Hà Lễ Hoàng??? Cái tên thế này đọc kiểu nào cũng có thể trúng! Đúng là không biết đường nào mà mò. Tôi đổ tội cho khoa học kỹ thuật.

DilemmaVietNameTwo640
Illustration by Jiny Ung

Sau khi có kỹ thuật

Nhưng trách móc đã là chuyện cũ. Ngày nay, kỹ thuật vi tính với chương trình Unicode 4.0 (ra mắt lần đầu vào năm 2003 nhưng lúc đó tôi không để ý mấy cho đến vài năm gần đây) đã phát triển đến mức người ta có thể đánh tiếng Việt có dấu ở bất kỳ đâu như trở bàn tay: trong email, trong mọi khung tìm kiếm, trên tất cả các trang mạng. Ở đâu chúng cũng hiện lên chính xác.

Thế nhưng đến lúc này thì tôi đã quen với cái tên tiếng Việt không dấu trong nhiều năm, vì vậy khó mà xóa đi ấn tượng những cái tên không dấu quen thuộc để đổi sang đánh tên có dấu. Quen đến nỗi tôi không cảm thấy nhu cầu cần thay đổi.

Rồi một ngày, Trung Quốc lại ăn hiếp Việt Nam… Rồi một ngày, một người lạ trong bữa tiệc hỏi tôi: “Bạn có phải là người Trung Quốc không?”… Rồi một ngày, ngày càng nhiều người Mỹ gốc Việt tham gia vào ‘chiến trường’ chính trị ở Mỹ… Rồi một ngày, tiếng tăm và tiếng nói của cộng đồng người Việt lưu vong ở Mỹ càng mạnh và càng lan rộng… Rồi một ngày, tôi bắt đầu viết cho một tờ báo tiếng Việt ở Quận Cam… Rồi một ngày, tôi có một trang mạng riêng. Tinh thần tự hào người Việt và tự hào dân tộc bắt đầu ‘dư thừa’ quá cỡ… Những cái tên không dấu trở nên ‘ngứa mắt’ quá. Trong trường hợp của tôi, nhìn chữ “Hoang”, người nước ngoài có thể nghĩ đó là tên của người Tàu hoặc người Đại Hàn. Tôi lại muốn họ ‘nhìn’ và ‘thấy’ tôi như là một người Việt cơ. Thế là tôi đánh dấu vào họ của mình.

Rồi tôi phát hiện ra: chuyện thêm dấu này không bao giờ trễ. Bây giờ những chương trình gõ dấu tiếng Việt đầy trên mạng. Người ta có thể chọn lựa hoặc là UniKey, hoặc là VPSKeys, v.v… Chương trình nào cũng rất nhẹ nhàng, tải vào máy thuận tiện. Và khi can dấu (icon) đã hiện trên màn hình rồi thì việc đánh tiếng Việt chính xác chỉ là một tích tắc nhấn chuột mà thôi. Unicode thì đã được cài sẵn trong máy tính rồi. Muốn đánh tiếng Việt có dấu vào đâu cũng ‘ăn’ được.

Tôi bèn vào tài khoản email và Facebook của mình, đánh dấu vào tên họ cho đầy đủ. Ô kìa, những cái tên hiện lên, với dấu hẳn hoi, không bị biến dạng. Lần đầu tiên những cái tên trên mạng của tôi “nhìn” đúng y như cái tên cha mẹ đã đặt. Một niềm vui sướng lâng lâng khó tả tràn vào lòng. Thế kỷ 21 có khác. Đúng là khoa học kỹ thuật!!

Tuy nhiên, tôi không có ý đánh dấu vào tên họ của mình trong các hồ sơ mang tính pháp lý ở Mỹ đâu nhé. Lý do đơn giản thôi: không tài nào người Mỹ có thể đánh đúng dấu tiếng Việt trong tên của tôi. Mà tôi có nộp hồ sơ trên mạng đi chăng nữa thì cũng không bảo đảm là những cái tên của tôi xuất hiện trong hệ thống điện tử ở Mỹ với nguyên các dấu mà không biến dạng. Vì những lý do như an ninh hoặc tùy theo chính sách ở mỗi nơi, không phải hệ thống điện tử nào ở các cơ quan (nhà nước hoặc tư nhân) cũng cho phép giữ các dấu tiếng Việt. Tất cả đều là những yếu tố tôi không kiểm soát được, không nên làm liều. Cho nên chắc ăn, tôi chỉ bỏ dấu vào những nơi tôi biết chắc mình có thể kiểm soát được: email và Facebook. (Và tài khoản mua sắm vớ vẩn trên mạng.)

Vậy thì suy nghĩ kỹ xem!

Hầu hết người nước ngoài không biết rằng tiếng Việt dùng mẫu tự Latin abc như tiếng Anh vậy. Họ nghĩ tiếng Việt cũng dùng nét chữ tượng hình như tiếng Trung Quốc hoặc Nhật vậy. Muốn cho người ta biết điều đó thì sao? Cũng dễ thôi: nhìn những tên Việt Nam có dấu một hồi là quen liền. Nhìn chừng trăm lần thì không quen cũng thành quen. Trong thời buổi hội nhập toàn cầu mà, chuyện nhỏ.

Tôi bắt đầu mơ: hơn 10 triệu người Việt trong nước hiện có Facebook. Số người dùng email thì nhiều hơn nữa. Bao nhiêu triệu người Việt ở nước ngoài cũng facebook và email đầy đủ. Chừng này triệu người mà không làm được chuyện này hay sao? Nếu muốn thì chúng ta làm được chứ. Hơn nữa, hội nhập toàn cầu nỗi gì mà cái tên Việt Nam của người Việt mà mình cũng không biết đọc thế nào cho đúng?! Nhiều khi đoán tên sai thì bên nào cũng mắc cỡ. Chắc ăn thì cứ nhấn chuột mà thêm dấu thôi.

Mà càng nghĩ đến chuyện “nên đánh dấu hay không nên đánh dấu” tôi càng giận mình. Cái dấu thật ra cũng chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện đáng suy nghĩ hơn là: khi tôi bỏ dấu trong tên mình như thế, tôi đã từ bỏ một phần bản sắc Việt Nam của mình. Mà tôi làm chuyện này một cách dễ dàng lắm thay, hầu như không áy náy gì cả. Vậy thì tự hỏi: liệu trước đây tôi đã từ bỏ những gì rồi mà có khi mình cũng không biết? Liệu tôi có sẽ tiếp tục từ bỏ những chuyện gì nữa đây nếu như không biết dừng lại mà suy nghĩ, để mà nhấn chuột thêm dấu??? Cái chuyện bé tí như dấu hỏi dấu móc, có khi tác hại thật sâu xa.

Và tôi tiếp tục mơ…

* Bài đã đăng trên Nhật Báo Viễn Đông.

Anvi Hoàng viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Có bằng thạc sĩ ngành Lịch sử, Nghiên cứu về Hoa Kỳ, Sức khỏe cộng đồng. Viết để tung hô người Việt khắp nơi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

DilemmaVietNameOne640
Illustration by Jiny Ung

DILEMMA OF A VIETNAMESE NAME

Borrowing is never an ultimate solution. If you love something so much, create your own. This holds true for the Vietnamese language. Long gone were the days when Vietnamese people had to use Chinese characters to write their spoken language. Modern Vietnamese has been in wide use since 1919. Evolved from a history that reflects a mixture of foreign influences that dominated the course of the nation since the earliest days, written Vietnamese uses the Latin alphabet of abc intersected with diacritics (or the accent marks). Without a doubt, the uniqueness of the Vietnamese language lies, among other things, in its diacritics. As a Việt Nam-freak, (i.e., I jealously guard anything Vietnamese) I even think that without diacritics, Vietnamese is not Vietnamese.

Then I realized that in the past years I had omitted the diacritics in my name without a blink, in my email, Facebook, and miscellaneous online accounts. I started to think. I didn’t have a choice? I was a creature of habits? Or I believed that Vietnamese names without diacritical marks were a sign of globalization?

‘Before’ technology

2001: a few months after stepping foot on American soil, I began reading books about the so-called Vietnam War. It drove me crazy every time I came across quotes in Vietnamese without diacritics. Even in specific contexts, the quotes are oftentimes unintelligible. With Vietnamese names, it was even worse because it is no guessing game at times – either you know it, or you don’t. (The frustration was the first hint that I quickly ignored.)

But let’s not talk about Vietnamese without diacritics here, which is a bigger issue given the scope of this piece. The focus in this writing is only on the Vietnamese names for those in my situation, who consider themselves Vietnamese, whose mother tongue is Vietnamese, and/or who hold a special love for the Vietnamese language in their hearts, and who un/consciously type their names unaccented.

I had looked at my names on all online accounts, in emails and on Facebook. No diacritics.

Barely half a decade into the 21st century, life was, to my generation, already “impossible” without the internet. Yet I knew it was quite understandable to type Vietnamese names without diacritics. In fact, the sight of Vietnamese names without accent marks has almost become “second nature” to me.

Even though the software to type Vietnamese with diacritics was available for free, users could only use it in Word documents. The diacritics were not compatible with the language of web programs and browsers; therefore they would not show up on internet programs or web pages. Worse, they would deform and make the Vietnamese names look ridiculous. As a result, no diacritics was the way to go, whether I liked it or not.

That said, I would automatically type a non-diacritical Vietnamese name, whenever asked to create an online account. My name looked western, and I felt a sense of belonging to the gigantic mixed family in America. I did that so many times that it became an unconscious act of betrayal. Then frustration kicks in whenever I come across Vietnamese names I could not decipher in emails, and then on Facebook. For example, Hoang Le Ha. Is it Hoàng Lê Hà, Hoàng Lệ Hà, Hoàng Lê Hạ, Hà Lê Hoàng, Hà Lệ Hoàng, or Hà Lễ Hoàng??? Either one of them could be correct. I went berserk. I blamed technology.

DilemmaVietNameTwo640
Illustration by Jiny Ung

‘After’ technology

Not any more. These days, with advancements in script encoding starting with Unicode 4.0, the typing of correct Vietnamese in all programs and interfaces becomes a breeze. (Unicode 4.0 was launched in 2003, but I did not pay attention to it until recently.) The diacritics would show in emails, in search engines, on any website. And they’d stay with all of their diacritics. By now, after years of getting used to Vietnamese names without diacritics, it is so difficult to switch off the familiar sight of them by starting to think about typing Vietnamese with diacritics. I have not stopped and thought about the change. I didn’t see a need. Maybe I never did, without a jolt.

One day, news was up about the Chinese occupying a border town of Việt Nam… One day, a stranger at a party asked me, “Are you Chinese?”… One day, more and more Vietnamese Americans entered the political arena… One day, the voice of the Vietnamese diaspora in America became strong and continues to spread… One day, I started writing for a Vietnamese newspaper in Orange County… One day, I set up my own blog. Feeling nationalistic, I couldn’t stand the names without diacritical marks anymore. Foreigners would look at my last name and guess that it was Chinese or Korean. I wanted them to see me as a Vietnamese.

I added diacritics to my last name.

Then I realized it is never too late. The software that facilitates Vietnamese typing is readily available. One can even choose from several options – UniKey, VPSKeys, for example. Whatever the choice, it is a very small program to download and wonderfully convenient to have on hand as an icon on the task bar. “On” and “Off” to Vietnamese typing is now only a click away. Unicode is already embedded in the major software and programs on any computer. Whatever I wish to do with Vietnamese, it sticks.

diacritics-donate_header_box_640x120

I went back to my email and Facebook accounts and added the diacritics to my contact names. They showed up, and they stayed that way, and they look like what they are supposed to be. For the first time they looked ‘right,’ and they made me feel good, indeed. I thanked technology.

I am not suggesting adding diacritics to my name in any official American documents, though. The reasons are simple: there is no way Americans can type my Vietnamese name with the correct accent marks. Neither is there a guarantee that the diacritics I submit online will stay as they are in whatever electronic systems I am dealing with. These uncontrollable elements are better left untouched. I play safe with what I can control, i.e.. the representations of my Vietnamese names in emails and on Facebook. (And online accounts!)

Dreaming

Most foreigners don’t know that the Vietnamese language uses the Roman alphabet (also called Latin alphabet) just like the English language. What to do? Simple: A bunch of Vietnamese names will do. A hundred of them will be enough to familiarize them with the look of Vietnamese language in no time. In this age of globalization, that is no big deal.

I started to dream: More than ten million Vietnamese at home on Facebook, and many more on email. Plus, millions of Vietnamese abroad are doing the same things. By sheer number, we seem to be the perfect messengers, if we choose to be so. Besides, heck, what kind of globalization is it when you cannot read your fellow people’s names properly? Guessing is a dangerous game when it can lead to embarrassment for both parties. Play safe: just click, and add the diacritics.

In retrospect, the more I think about the issue of “to type or not to type with diacritics,” the more angry I become with myself. The question actually presents itself only as an iceberg of something more crucial. After all, it does not bother me as much as the thought that by choosing to get rid of the Vietnamese-ness in my name, I had chosen to give up a part of my identity. And I had done that without even putting up a fight. What else did I abandon, would I have abandoned, and would I be willing to abandon had I not stopped to think and turned the diacritics “On”?

The ‘Việt Nam-freakiness’ in me continues to dream…

Anvi Hoàng writes in both English and Vietnamese. She received her master’s degrees in American Studies, History, Health Promotion. What brings her happiness is freelancing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese people everywhere in her writing. Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

____________________________________________________________

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. Join the conversation and leave a comment!

Do you think Vietnamese without diacritics is non-Vietnamese? Is it important to keep a Vietnamese name with accent marks? When does a Vietnamese name become un-Vietnamese, ever?

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

____________________________________________________________

4 COMMENTS

  1. Hi All,
    Could you all provide some advise on how to learn / understand more about diacritics ( in relation to Vietnamese language).
    I’m not a native Vietnamese speaker, nevertheless I’m presently learning Vietnamese language (on my own).
    cảm ơn.

  2. Why do we have to care about pleasing American people. Why don’t they learn how to pronoun our name. America is a mix bag. Come on, people, think about how they learn to pronoun Russian, Iranian, Indian names. Holy smokes!

  3. I enjoyed reading the blog. Personally, in an English spoken setting, I go with my American English name. My first name is Tra` My, named after a bird. Most Americans say Tramy with no intonation and to me, that word does not have any meaning. Lately, when I’ve been writing, I have written Tra` My with the diacritical marks. It invites questions from non-Vietnamese people and it is nice to start the conversation on the language.

    • Thanks for the comment, Trà My. I like the response you get from the non-Vietnamese people. I can tell you one thing I recently learned in/about Việt Nam: the new trend here (going on for a while already) is for parents to have an English/a foreign nick name for their new-born! I have not met an ordinary Vietnamese with a foreign first name but I will not be surprised to see one.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here