Anvi Hoàng: Tiếng bồi kiểu mới | New version of ‘me no say English’

Creation of new identity expression is great, but tricky. Maybe more so for bilingual speakers. Here is a case in point, observed by Anvi Hoàng. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Sáng tạo mới để thể hiện bản sắc văn hóa là điều tuyệt vời. Nhưng có phần ‘nguy hiểm’. Đặc biệt là đối với những người nói hai thứ tiếng. Sau đây là một ví dụ do Anvi Hoàng quan sát thấy. Bài tiếng Anh theo sau bài tiếng Việt.

Have you subscribed to diaCRITICS yet? Subscribe and win prizes! Read more details.

DilemmaVietNameOne640
Sketch by Jiny Ung.

Tiếng bồi kiểu mới

Mọi người đã từng quen với câu: ‘me no say English’! Ai chả biết đó là tiếng Anh bồi. Người ta nghĩ chỉ những người dở tiếng Anh, như một số dân di cư và lớn tuổi người châu Á chẳng hạn, mới dùng tiếng Anh bồi. Thế nhưng, thời đại ngay nay nó khác rồi. Bây giờ người có học cũng nói tiếng Anh bồi. Họ còn cho rằng như thế là ‘thời trang’.

Con người rỗi việc quá chăng?

Thỉnh thoảng tôi đứng trước tủ quần áo đầy ắp và ngẫm nghĩ: “Sao mình chẳng có quần áo gì để mặc thế này?” Hoặc đôi khi tôi mở tủ lạnh đầy thức ăn rồi ngáp dài: “Sao chả có gì để ăn thế kia!” Bạn nghe có quen quen không. Tôi hỏi bạn một câu: Đó có phải là do con người chúng ta thừa mứa, rãnh việc quá không?

Nói đến chuyện thức ăn: vì muốn của ngon vật lạ, người ta đào đất, tác sông, đổ chất thải ra biển, không chừa chuyện gì. Thế mà chúng ta vẫn nói rằng chẳng còn gì lạ để ăn nữa. Thế rồi người ta đã tìm cách giải quyết vấn đề ra sao đây? – Săn lùng của lạ (forage). Đó là phong trào đấy. Chỉ các nhà hàng sang mới có thể nấu các món ăn ngon đến nỗi nhìn là thèm chảy nước miếng liền từ các nguyên vật liệu đặc biệt hoang dại do các nhà săn lùng của lạ chuyên nghiệp (professional forager) cung cấp trực tiếp. Để vinh danh ‘thời trang’, người ta lặn lội rừng sâu tìm nấm lạ hoặc dâu rừng, săn lùng biển cả để tìm tảo hoang.

Bây giờ, người ta cũng làm chuyện ‘săn lùng’ tương tự đối với ngôn ngữ. Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tạo ra phong trào ghép chữ ‘Việt’ trong các từ như Việt people, Việt music, v.v… Không biết chuyện này bắt đầu từ khi nào, nhưng có thể nó bắt nguồn từ việc người Việt Nam thích ‘đi đường tắt.’ Trong ngôn ngữ, có nghĩa là chúng ta thích nói tắt. Thay vì nói ‘người Việt Nam’ chúng ta nói gọn thành ‘người Việt’. Trong tiếng Việt thì không sao, vì ‘người Việt Nam’ hay ‘người Việt’ gì thì cũng như nhau và ý nghĩa đều như nhau. Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Anh, muốn nói tắt ‘Vietnamese people’ thành ‘Việt people’ thì là chuyện hoàn toàn khác. Bởi vì: người Mỹ không hiểu được ‘I’m a Việt person’ hoặc ‘He is a Việt-American writer” nghĩa là gì. Đó là chưa kể nó còn sai lầm nghiêm trọng về một mặt khác nữa.

Chữ ‘Việt’ trong tiếng Việt có nghĩa là ‘Việt Nam’, nhưng ‘Việt’ cũng là từ được dùng để chỉ một giống người ‘Việt’ hoặc bộ tộc người Việt đã xuất hiện cách đây hơn 2000 năm, và phân biệt họ với các bộ tộc khác như người Hán, người Mường. Dó đó ‘Việt people’ cũng được hiểu theo nghĩa đó: nó ám chỉ bộ tộc người Việt cổ, và không đồng nghĩa với ‘người Việt Nam’. ‘Việt music’ cũng có nghĩa là nhạc của bộ tộc người Việt cổ. Vậy thì khi người ta dùng từ ‘Việt people’ họ muốn ám chỉ gì đây? Việc gì phải đổi ‘Vietnamese people’ thành ‘Việt people’ cho lắm chuyện. Có phải là một trường hợp ‘rãnh việc quá đâm ra sinh chuyện’ hay không chứ!

Nói đi thì cũng nói lại: nếu xét về mặt ngữ pháp hoặc ý nghĩa thì cách dùng từ ‘Việt’ trong các cụm từ ‘Việt people’, ‘Việt music’, là sai. Nhưng nếu chữ ‘Việt’ xuất hiện trong một tên riêng của một tổ chức hoặc công ty thì không có vấn đề gì. Tên riêng thì ai muốn làm gì thì làm, không có quy tắc đúng sai. 

diacritics-donate_header_box_640x120

Đào sâu

Sự liên hệ cởi mở giữa người Việt trong và ngoài nước trong thời gian gần đây đã tạo ra một môi trường giúp cho những người Mỹ gốc Việt dường như cảm thấy mình gắn bó với cộng đồng mình hơn. Nhiều người trong số họ tìm thấy tiếng nói của riêng mình và hiểu được mình muốn làm gì trong đời trong môi trường hỗn hợp ngày nay. Đây là điều rất đáng mừng, và nó làm cho tôi nghĩ đến chuyện: liệu việc dùng nguyên chữ ‘Việt’ như kể trên đưa vào tiếng Anh có phải là một biểu hiện của mảnh bản sắc cá nhân mà họ tìm thấy ở trên, một lớp bản sắc mà có lẽ họ không tìm thấy trên đất Mỹ. Cái cảm giác đa văn hóa đa quốc gia ấy mà, nó làm cho người ta cảm thấy mình thuộc về một nơi nào đó – một chút ở bên đây một chút ở bên kia – rõ ràng là một trải nghiệm tốt hơn và có ý nghĩa hơn là không thuộc về một nơi nào cả. Cái cảm giác rằng người ta có thể đi đi về về một cách dễ dàng, đầy tự tin. Tôi hiểu cảm giác này lắm chứ khi người ta bắt đầu bê nguyên chữ ‘Việt’ vào tiếng Anh. Nhưng khổ nỗi đây lại không phải là “ngọc trong đá”, chỉ là ‘đồ giả’ thôi.

Trong khi chữ ‘Việt’ ghép được dùng lan tràn, nhanh chóng như cà phê sữa đá bán chạy, tôi lại nghĩ: chẳng lẽ người gốc Việt ở Mỹ hết chuyện về bản sắc cá nhân để khai thác và đào sâu rồi sao, mà phải bám vào chữ ‘Việt’ một cách sai lầm như thế?

Chắc là không đâu. Những người đó chỉ là làm biếng thôi. Tiếng Việt là tiếng đơn âm, bây giờ phải đọc tiếng Anh là tiếng đa âm đâm ra cũng lười. Thì đúng là chữ ‘Việt’ ngắn gọn hơn chữ ‘Vietnamese’ đến hai âm tiết. Tiện lợi chứ. Như vậy thì họ chỉ có tội làm biếng thôi, chứ vấn đề không không mang ý nghĩa gì sâu xa hơn. Tuy nhiên, ông bà ta có câu: “Đi đêm có ngày gặp ma”. Đến khi tọa họa ra thì không ai cứu được nữa. Là như thế này.

Lần đầu tiên tôi đọc thấy chữ ‘Việt people’ tôi có một cảm giác như bị phỉ nhổ, hạ nhục thế nào ấy. Không giải thích được. Về sau, cảm giác đó ngày càng rõ ràng hơn. Tôi ý thức được rằng, khi người ta gọi người Việt Nam bằng hai chữ ‘Việt people,’ nó mang ý nghĩa sỉ nhục, y như người da đen bị gọi là ‘mọi đen’ vậy.

Hồi xưa, thời chiến tranh có chữ ‘Nam!’ –  là chữ lóng mà lính Mỹ dùng để chỉ nước Việt Nam và người Việt Nam. Dùng chữ lóng kiểu này là một cách bày tỏ sự khinh thường đối với người khác. Họ gọi người Việt Nam và nước Việt Nam đơn giản là ‘Nam’, người Nhật là ‘Jap’, người Tàu là ‘Chink’. Bây giờ, chính người Mỹ gốc Việt lại tự sỉ nhục mình bằng cách đặt chữ lóng mới cho ‘Vietnam’: ‘Việt’. Đúng là hết chuyện chơi! Có đúng là đi đêm có ngày gặp ma không!

*****

Nhiều khi phong trào trở thành ‘thời trang’ và làm thay đổi thói quen của người ta. Trường hợp chữ ‘Việt’ ghép có thể là như thế. Tôi không biết được nó sẽ phát triển thành cái gì. Nhưng nó thành cái gì thì tôi cũng mặc kệ. Tôi gọi đó là tiếng Anh bồi, là sự phỉ báng, là sự sỉ nhục. Cho dù nó có thành ‘thời trang’ tới đâu thì tôi cũng loại bỏ nó ra khỏi ngôn ngữ tiếng Anh tôi dùng. Nếu phải dùng 6 từ để diễn tả cảm xúc của mình về chữ ‘Việt’ ghép trong các cụm từ tiếng Anh như ‘Việt people’ hoặc ‘Việt music’, thì tôi sẽ nói rằng: Phỉ báng! Phỉ báng! Phỉ báng! Sỉ nhục! Sỉ nhục! Sỉ nhục!

Anvi Hoàng sinh trưởng tại Việt Nam, sang Mỹ học cao học và rồi tìm thấy niềm vui trong việc viết lách tự do. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Viết để tung hô văn hóa Việt Nam và viết về sự thay đổi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

DilemmaVietNameOne640
Sketch by Jiny Ung.

New version of ‘me no say English’ 

Who doesn’t know ‘me no say English’! It is broken English. Native English speakers think only new immigrants, older ones, or those with little education speak like that. Well, I can tell you that time has changed to the point you may or may not like it: broken English is a new trend for some educated people.

Are we that bored?

Sometimes I stand in front of the closet full of clothes and think to myself, “I have nothing to wear!” Similarly, I open the fridge full of food and yawn, “I have nothing to eat!” Does this sound familiar to you?

My question is: Are we that bored with life on earth? Food wise, because of our constant need for novelty, we dig up the earth, ebb the river, pollute the ocean. Still, we say there is nothing interesting to eat any more. What is the solution? – Foraging. It is a trend. Gourmet restaurants can really prepare savory dishes from uniquely organic, wild ingredients provided to them directly by professional foragers. In the name of fashion, people go deep into the forest to find wild mushroom or berries, rummage the sea to find rare algea, etc. All, just to make food in this boring life on earth more exciting. I see the same thing happening in language.

Many Vietnamese Americans have recently created a new trend regarding the use of the word “Việt” so that there are odd terms such as Việt people, Việt-Americans, Việt music, Việt opera, Việt sister, etc. I don’t know when it started but one explanation is that it begins with  Vietnamese people really embracing short cuts. Translating to language, they like to abbreviate. Instead of saying “Việt Nam” we say “Việt.” So, người Việt Nam (Vietnamese people) becomes người Việt (Vietnamese people). Both terms are OK in Vietnamese because either người Việt Nam or người Việt, they mean the same thing. Now may Vietnamese Americans want to shorten “Vietnamese people” to “Việt people.” This is a completely different story.

An American would not understand ‘I’m a Việt person’ or ‘He is a Việt-American writer’ because that is incorrect English. Not to mention that it is incorrect in another way, and has a horrible implication.

The word Việt is short for Việt Nam, but it is also used to refer to an ethnic group called Việt as a separation from other ethnic groups such as Hmong, Han, etc. Therefore, ‘Việt people’ refers to a tribal group dated back more than two thousand years ago, and is not equivalent to ‘Vietnamese people.’ That said, by using ‘Việt people,’ are they trying to associate themselves with that ancient tribal group? And ‘Việt music’ refers to music of that tribal group? My question is: Are they bored with regular English? So much so that they become ‘language foragers’ and turn to broken English!

To be fair, there are exceptions to the use of ‘Việt.’ I could comment on how correct or incorrect the use of ‘Việt’ is in a sentence as part of a grammatical structure. But when it is part of a proper name, that is a completely different matter as there is no right or wrong in proper names.

diacritics-donate_header_box_640x120

Digging deep

The fluid exchange of communications between Vietnamese Americans and Vietnamese at home seems to create an atmosphere that makes many Vietnamese Americans feel a stronger sense of connection among themselves as a community. Many of us seem to be able to make a better sense of who we are and what we want in this global context. This is all very encouraging and which makes me wonder whether the import of authentic Vietnamese in the case of ‘Việt’ usage is in fact an expression of that piece of authentic identity, an integral layer of identity that we cannot find here in the US. It is that transnational sensibility that strangely seems to make one feel belong – a little here a little there, definitely more desirable and in many ways maybe more meaningful than belonging to neither place at all – that one can transfer back and forth between both places with ease and validity. I understand the transnational attraction, even in the unacceptable usage of the term ‘Việt people’ or ‘Việt-Americans,’ etc. Unfortunately, ‘Việt’ usage is not a ‘real deal.’

In the same line of thinking about the circularity of Vietnamese identity as Viet Thanh Nguyen discussed in his recent interview, as the use of Việt people, Việt music, etc… is catching on like fire, I could not help but wonder whether this is a new ‘circle’ of those language foragers, whether it is a sign that they hit the ceiling, that they reach the limit of their identity pool, that there is nothing else for them to dig.

Nah, maybe they are just lazy. Coming from a mono-syllable background, they are lazy to pronounce multi-syllable words. Việt is actually two syllables shorter than Vietnamese. So it is more convenient. If this is true, I can see it as just a case of broken English (tiếng Anh bồi) and nothing deeper than that. But laziness backfires, in ways so magnitude no one person can someday contain.

Without a clear explanation, the first time I read the word ‘Việt people’ I felt a strange sense of disparagement. Some time later, it became clear to me that for others to call the Vietnamese ‘Việt people’ it is like calling black people ‘negro.’

Remember ‘Nam!’ – the word with a pejorative connotation aimed at Vietnamese people and Vietnam during the Vietnam War – American soldiers shortened Vietnam to ‘Nam.’ Now many Vietnamese Americans themselves are belittling their own people and culture into ‘Việt.’ After a while, it will ring the same familiar tune to American ears… Nam! Chink! Jap! Việt! See people, laziness backfires.

New trends are known to set the fashion and change the practice. This one may do. I don’t know what it will become, this is my prediction.

*****

 Yet, whatever it becomes, I call it tiếng Anh bồi (broken English), pejorative language, degrading attitude. And however fashionable the trend may be, it does not deter me from banishing the usage from my English language. If I have to use six words to describe how I feel about the mongrelization of the word ‘Việt’ in ‘Việt people,’ or ‘Việt-American’ – they are: Degrading! Degrading! Degrading! Pejorative! Pejorative! Pejorative!

Anvi Hoàng grew up in Vietnam. She came to the US for graduate studies and have found happiness in writing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese culture in her writing. A bilingual writer in English and Vietnamese, Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

____________________________________________________________

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

Please take the time to share this post. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. Join the conversation and leave a comment! What is your take on the main argument presented here? Did you notice new expressions of Vietnamese identity that make your heart jump or sink?

____________________________________________________________

3 COMMENTS

  1. Thưa cô Anvi Hoàng,
    Ở đây cô có một sự lầm lẫn rất buồn mà rất nhiều người Việt mắc phải và không nhận ra. Tôi xin lỗi cô trước, lỗi nầy là do không rành về nguồn gốc nước Việt, dân Việt. “Việt” có từ mấy ngàn năm nay (tộc Lạc Việt trong nhóm Bách Việt), còn Việt Nam chỉ chính thức ra đời hơn 200 năm nay thôi, khi vua Gia Long đặt tên nước mình sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Cái ý của “Việt Nam” là đất nước của người Việt, dân tộc Việt ở phương Nam, khác với cái nước Việt (xa xửa xa xưa) mà nay thuộc lãnh thổ Tàu, khác với nước Nam Việt của Triệu Đà. Lần dở sách xưa ta chỉ thấy ông bà mình tự gọi nước mình, dân mình là nước Việt, dân Việt. Và cho đến nhiều chục nay (từ năm 1945) thì người Việt Nam mang nghĩa rộng lớn hơn, chỉ chung các cộng đồng dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, là “công dân nước Việt Nam”. Tức, “người Việt” là người thuộc dân tộc Việt, bất luận ở trong nước hay ở nước ngoài. Tức “người Việt Nam” là công dân nước Việt Nam nhưng có thể thuộc dân tộc Chăm, Khmer, Hoa, Bana, Jrai, Mường, Thái, Tày, Nùng, v.v. sống trên lãnh thổ nước Việt Nam.
    Vậy nên khi ai đó nói Việt people, Việt music, theo tôi, là một điều hay, cần khen và mọi người cần mạnh dạng phát huy. Cái nầy không có gì là nói tắt đâu, cô ạ. Nó chuẩn xác đó. Ví dụ: Việt music: nhạc của người (dân tộc) Việt, nhạc do người (dân tộc) Việt sang tác chức không do người Bana, người Jrai, người Chăm sach tác cho dân họ thưởng thức trước tiên dò về truy nguyên quốc gia thì d8e62u ra đời từ lãnh thổ Việt Nam! Tất nhiên, người nước ngoài, bất luận Âu-Tây hay Á, Phi gì cũng khó tiếp nhận lúc ban đầu gặp gở nấy từ mới tạo nầy. Đơn giản là do thói quen của người phương Tây, do cách cấy tạo từ trong các ngôn ngữ Ấn-Âu: nước Việt Nam -> người Vietnamien/Vietnamese, nước China -> người Chinois/Chinese, tức họ có hậu tố (suffixe) để chỉ tính chất của một vật, một điều gì đó thuộc nước đo hay chỉ người dân xứ đó, nước đó. Trong cuốn Từ điển bách khoa Liên Xô của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (xuất bản khoảng đầu thập kỷ 1980), các tác giả Xô Viết trong các mụ từ nước Viên Nam và dân tộc Việt đã viết rất chính xác khi phân biệt rõ ràng giữa Вьетнам (nước Việt Nam) với Вьет (dân tộc/người Việt), và tôi cảm kích về cách viết chính xác nầy. Rồi thì người nước ngoài sẽ dân quen với Việt people, Việt music thôi mà, cô ơi, nếu ta nhận ra sự việc và mạnh dạng làm. Đễ cô tiện bề nghĩ thêm tôi xin nhắc đôi điều, hiện trong điểu kiện ấn loát có thể, một số sách báo phương Tây đã bỏ dấu ở một số từ Việt mà họ in và phát hành ở nước sở tại. Rồi tại sao có Korea -. Korean rồi còn Korea’s trong tiếng Anh? Thú vị chứ cô hả?
    Còn nhục ư? Có đó, đó là khi người Việt lại nhận mình là người Kinh! Tại sao? “Người Kinh” là từ người Hán nhiều đời nay gọi cộng đồng sắc tộc Việt (dân tộc thiểu số!) sống tại Trung Hoa lục địa. Một người Việt tự gọi mình là người Kinh tức tự nhận mình chỉ thuộc một sắc tộc sống trên lãnh thổ Trong Hoa lục địa chứ không phải là một dân tộc có bờ cõi riêng, có văn hiến riêng, húng cứ một đất nước riêng.
    Thân mến

  2. Bài viết quá hay! Nói đúng điều một người Việt Nam yêu tiếng Việt Nam cần phải thấy và bức xúc. Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát huy nó, thay vì lười biếng dùng tiếng nước ngoài chêm vô.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here