A Vietnamese Requiem: What and Why | Là gì và tại sao

Death means different things to different people. What is a requiem and how could it change the way one thinks about death? P.Q. Phan discusses these issues in the following interview conducted by Anvi Hoàng. Scroll down for the Vietnamese version that follows the English one.

Con người ta nghĩ về cái chết rất khác nhau. Một bài requiem là gì và tại sao nó có thể làm người ta thay đổi cách nhin về cái chết? P.Q. Phan bàn về những chuyện này trong bài phỏng vấn sau đây do Anvi Hoàng thực hiện. Vui lòng đọc bài tiếng Việt bên dưới, sau bài tiếng Anh.

requiem-1b
Photo: Anvi Hoàng

A Vietnamese Requiem: What and Why

Requiem is a large scale musical composition typically lasting from about thirty minutes to over an hour. In Western music history requiem is the most important musical genre used to honor, to celebrate or mourn a death or deaths of many people in the public. This genre typically utilizes a certain Christian liturgical text and an instrumental force. A requiem is designed to be performed on stage, meant to be celebratory in tone or preaching about the significance of the Judgment Day, and open to the public in a concert event.

In Vietnam, the musical tradition that deals with death is considered a family affair. A Buddhist family normally invite monks to do the chanting at their home, and a Christian one would have a priest and fellow Christians over to prayer for and with them. Non-religious families, on the other hand, hire a funeral band who would play music almost all day long. There are several components of music traditions involved in the mourning process for family members: a viewing musical gala, a funeral march, a burial ceremony, and a post funeral prayer. As time passes, if they want to communicate with the deceased, family members might do so by going through a musical trance/ballad called “Hát Chầu Văn.”

Thinking about the Vietnamese musical scene, P.Q. Phan, professor of music, composer and librettist of the recently world premiered opera The Tale of Lady Thị Kính, said that it has long been his wish to create a requiem using a Buddhist liturgical text in Vietnamese language. And he was determined to make this dream come true. He recently finished A Vietnamese Requiem including the process of researching and writing the international phonetic transcription for the Vietnamese text. A Vietnamese Requiem utilizes Theravada Buddhist text in Vietnamese. It is scored for four vocal soloists—soprano, mezzo-soprano, tenor, bass-baritone; eight-part chorus; and chamber orchestra. The requiem lasts approximately 35 minutes. It will be premiered at Indiana University Jacobs School of Music in April 24, 2015 by NOTUS: IU Contemporary Vocal Ensemble directed by Professor and Conductor Dominick DiOrio.

This new creation will undoubtedly be an invaluable addition not only to the Vietnamese musical repertoire but also to the Western requiem genre. There are many first things about this requiem. A Vietnamese Requiem is the first requiem comparable to the Western standard ever written by an Asian-decent composer, the first requiem to use a Buddhist text and also the first of its kind to use Vietnamese.

Here is P.Q. Phan sharing about the creation of A Vietnamese Requiem.

Why A Vietnamese Requiem?

The whole idea started because I kept thinking about the fact that victims of war have always been mentioned, discussed, honored in any part of the world. People often talk about deaths caused by war in a way to honor them and not just to mourn them, in order to let the left behind families know that their loved ones’ deaths are not in vain.

Vietnam is a country that goes through destruction and turmoil of wars in the 20th century more than any other country in the world but nobody seems to know about this fact and talk about it. When they do, people talk about it in a pitiful or patronizing way, not with a sense of respect. Worst of all, Vietnamese people don’t even talk about their own deaths in the most memorable and respectful way. So we cannot ask others or the world to commemorate or respect our deaths. To encourage a change in this attitude, I created A Vietnamese Requiem.

Why do you say Vietnamese people don’t talk about death in a respectful way?

Vietnamese people don’t talk about victim deaths to honor them. I think there are two main reasons for that. One, life moves forward too quickly for Vietnamese people. Two, they don’t embrace the fact that the death of others could have been their own. I don’t think they see that.  They see others’ deaths as isolated, and thus has nothing to do with them. In fact they are related because we are all the same as people. On top of that, the culture brainwashed people in a way that makes them feel ashamed to talk about their own deaths.

You can see that in Western culture people are not embarrassed to say that “My father had cancer for a long time and finally gave up.” Because of this attitude people get-together and try to do whatever it takes to cure the disease. In the meantime, a lot of Vietnamese people think that disease is a shame and they often hide the cause of their own deaths. They should not be ashamed of something they have no control over. If they acknowledge that they can find a way to conquer disease.

Why do you think Vietnamese people are ashamed to talk about death that way?

I think it has a lot to do with a long-standing culture of self blaming, to the point Vietnamese people don’t recognize that not all the things they do are entirely their fault. They should understand that if they are open to talking about their illness, people can work together to find a cure for it.

Going to a larger picture, it is shameful that during the course of the 20th century, the number of Vietnamese people who died because of war put together is nearly ten million. And there is not a book to talk about it.

Many people do write about the ‘Vietnam War.’

But books about the ‘Vietnam War’ has nothing much to do with honoring and/or celebrating death of innocent people. I think it is important to commemorate those people’s deaths. At the same time we can use it as a lesson or example or simply a way to try to avoid war destruction in the future. Sometimes so many Vietnamese got killed, so many, it is genocide. Like the three million that died due to starvation during the Japanese occupation [1945-46], it is genocide, but we don’t talk about that. We don’t talk much about peasants during the ‘Vietnam War’ who were in the middle of the battlefield between North Vietnam force and South Vietnam and its ally. The farmers were there and they died as civilian casualties.

I just think about all that and want to do a requiem.

Consider DONATING or SUBSCRIBING

What do you want to achieve with the requiem?

Largely to honor to the nearly ten million Vietnamese victims of wars in the 20th century, people who died during the French domination [1858-1954], the Japanese occupation [1940-45], the ‘Vietnam War’ [1955-75], the border [1979] and sea [on and off since 1974] wars with China, the boat trips across the ocean after the war ended in 1975, and everyone else whose life is taken because of war or consequence of war.

How do you expect your message to get across?

I use the highest musical art form of Western civilization to honor death and transfer that to Vietnamese culture. Because in Vietnamese culture, all they have is cầu siêu which is translated as ‘requiem’ and which is wrong. [Cầu siêu is a Mahayana Buddhist chant conducted by monks mainly to help the dead go to Pure Land.] There is no need to cầu siêu for those people because there is nothing wrong with them. Cầu siêu is a way of saying these people are in a bad place and they need help to go somewhere else. Therefore we need to free their soul. I think this is condescending. Those dead are already victims, they don’t need to be victimized again. If you do want to honor them, don’t victimize them again. It is a controversial way of thinking but it is what it is. Maybe it takes one with a Western thinking to say things like that.

The Vietnamese war victims need to be honored and remembered through celebration. They don’t need to be pitied. They don’t need to be patronized. That is the whole point.

The text is important for a requiem. Could you talk about that?

The text is important. Most of the time the word requiem itself automatically involves using a Christian text about the glory of God, and Revelation which is what happens after death. For me, even though I am Christian but because the major religion in Vietnam is Buddhism, it makes more sense to use a Buddhist text. Because somehow the teaching of Buddhism is closer to Vietnamese people’s heart than a Christian text. Not to mention that a lot of Vietnamese Christians somewhat practice a bit of Buddhism themselves.

What does the text mean to the composer?

The composer should believe in the meaning of the text in order to set the music. If the text does not speak to the composer, they cannot create a marriage between the music and the text.

What would a requiem add to Vietnamese culture?

Vietnam needs a requiem as a way to view death in a different perspective. Death can be celebrated and not to be mourned. I think that is a new concept for Vietnamese culture. You face death with a more positive thinking—it should be honored, then it is not in vain.

In Western culture, people have a fresh way of looking at death, that any death is heroic not just a King’s or a Queen’s. In Vietnamese culture, we accept that death of a King or a Queen or a General is honorable, in the meantime victims’ deaths are not considered heroic. I think dead victims should be exemplified and viewed as heroic in some certain way. By celebrating them, we say their death is heroic as well.

Why did you  title your piece A Vietnamese Requiem?

Normally, composers just use the word ‘requiem.’ As far as the title is concerned, I took the initiative from Brahms who wrote A German Requiem using German language. So I call mine A Vietnamese Requiem because in a way it is about death, it is sung in Vietnamese to celebrate death in general but also specifically the nearly ten million Vietnamese deaths caused by wars inflicted on Vietnam land.

P.Q. Phan has written a large variety of genres including symphonies, opera, requiem, chamber music, and song cycles. He is currently an Associate Professor of Music in composition at Indiana University, Jacobs School of Music. He had previously taught at University of Illinois at Urbana-Champaign and Cleveland State University.

Anvi Hoàng grew up in Vietnam. She came to the US for graduate studies and have found her second hometown in Bloomington, IN. She is a bilingual writer in English and Vietnamese. Anvi is finishing her two new books titled Cam: Chosen Path of a Vietnamese Woman and Cam: Con đường lựa chọn của người đàn bà Việt Nam.


Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

Please take the time to share this post. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. Join the conversation and leave a comment! What is your view of death? Do you agree with P.Q. Phan in honoring Vietnamese war victims’ deaths?

requiem-1b
Photo: Anvi Hoàng

A Vietnamese Requiem: Là gì và tại sao

Requiem là một bài nhạc lớn thông thường có độ dài từ 30 phút đến hơn một tiếng. Trong lịch sử âm nhạc phương Tây  requiem là thể loại âm nhạc quan trọng nhất mà người ta dùng để vinh danh, ca tụng hoặc bày tỏ lòng thương tiếc đối với cái chết của một hoặc nhiều người trước đám đông. Bài requiem thường dùng kinh Thiên Chúa Giáo làm lời và một dàn hòa nhạc. Requiem được trình diễn trên sân khấu, mang tính cách ca tụng hoặc răn dạy về Ngày Phán Xét (Judgment Day), và là một buổi hòa nhạc lớn ở nơi công cộng cho mọi người tham dự.

Trong khi đó ở Việt Nam, truyền thống âm nhạc liên quan đến cái chết được xem là một sự kiện gia đình và mang tính cá nhân. Một gia đình theo đạo Phật thường mời các sư đến tụng kinh tại nhà. Gia đình Công Giáo thì mời Cha Đạo và bạn đạo đến đọc kinh. Người không có tôn giáo thì thuê ban nhạc đám tang đến nhà để chơi nhạc hầu như cả ngày cả đêm. Các yếu tố âm nhạc theo truyền thống của một đám tang bao gồm: nhạc thăm viếng, nhạc đưa tiễn, nhạc chôn cất, và nguyện cầu sau đám tang. Sau một thời gian nếu gia đình người chết muốn liên lạc với người quá cố thì họ dùng nghi thức đồng bóng và nhạc chầu văn.

Khi suy nghĩ về lịch sử âm nhạc Việt Nam, giáo sư âm nhạc P.Q. Phan, người viết tuần bản và nhà viết nhạc của vở opera mới đây được trình diễn ra mắt lần đầu Câu Chuyện Bà Thị Kính (The Tale of Lady Thị Kính), cho biết rằng đã từ lâu ông muốn viết một bài requiem dùng kinh Phật và bằng tiếng Việt. Và ông cương quyết thực hiện ước mơ này. Mới đây P.Q. Phan đã hoàn thành A Vietnamese Requiem bao gồm cả phần nghiên cứu và viết phiên âm quốc tế cho phần lời bằng tiếng Việt. A Vietnamese Requiem sử dụng kinh Phật phái Nguyên Thủy bằng tiếng Việt. Bài nhạc lớn này viết cho 4 giọng ca solo – giọng nữ cao (soprano), giọng nữ cao trầm (mezzo-soprano), giọng nam cao (tenor), giọng nam trầm (bass-baritone); dàn đồng ca hát 8 bè, và dàn nhạc thính phòng. A Vietnamese Requiem dài 35 phút, sẽ được trình diễn ra mắt lầu đầu tại trường nhạc Jacobs School of Music thuộc trường đại học Indiana University vào ngày 24 tháng 4 năm 2015 tại Bloomington, IN, bởi nhóm nhạc hợp xướng NOTUS: IU Contemporary Vocal Ensemble dưới sự chỉ huy của giáo sư và nhạc trưởng Dominick DiOrio.

Sáng tác mới này của P.Q. Phan chắc chắn sẽ là một đóng góp có giá trị vào kho tàng âm nhạc Việt Nam cũng như cho thể loại nhạc requiem của phương Tây. Bài nhạc này thực hiện được nhiều điều đầu tiên. A Vietnamese Requiem là bài requiem tương đương một bài requiem của phương Tây lần đầu tiên được một nhà soạn nhạc gốc châu Á viết, là bài requiem đầu tiên dùng kinh Phật và cũng là bài requiem đầu tiên được hát bằng tiếng Việt.

Sau đây là chia sẻ của P.Q. Phan về quá trình sáng tạo bài A Vietnamese Requiem.

Tại sao ông viết A Vietnamese Requiem?

Ý tưởng bắt đầu khi tôi cứ suy nghĩ mãi về chuyện là: nạn nhân chiến tranh thường được nhắc đến, bàn luận, và ca tụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Người ta nói về người chết trong chiến tranh để ca tụng chứ không hẳn chỉ là than tiếc họ, như vậy để cho gia đình nạn nhân biết rằng cái chết của người thân của họ là không uổng phí.

Việt Nam là một đất nước trãi qua sự tàn phá và xáo trộn của chiến tranh trong thế kỷ 20 nhiều hơn bất kỳ đất nước nào trên thế giới, nhưng người ta dường như không biết đến điều này và không nói về điều này. Khi họ nhắc đến chuyện chiến tranh ở Việt Nam, họ lại nói với giọng điệu kẻ cả, thương hại, mà không bày tỏ sự tôn kính. Điều tệ hơn nữa là chính người Việt Nam cũng không nói đến cái chết của mình với lòng kính trọng. Do đó không thể đòi hỏi người khác hoặc thế giới ca tụng cái chết của mình. Tôi muốn khuyến khích mọi người thay đổi thái độ này và viết A Vietnamese Requiem.

Tại sao ông nói rằng người Việt Nam không nói đến cái chết của họ một cách tôn kính?

Người Việt Nam không nói đến cái chết để ca tụng nó. Tôi nghĩ rằng có hai lý do chính cho việc này. Một là cuộc sống đi quá nhanh đối với người Việt Nam. Hai là họ không đón nhận cái chết của người khác như thể nó có thể là của chính mình. Tôi nghĩ họ không thấy được điều này. Họ xem cái chết của người khác như là sự kiện riêng rẽ và vì vậy chẳng liên quan gì tới mình. Thật ra là chúng liên quan với nhau cả bởi vì tất cả chúng ta đều là người như nhau. Thêm vào đó, văn hóa Việt Nam tẩy não mọi người và làm họ cảm thấy xấu hổ khi nói đến cái chết của mình.

Bạn có thể thấy rằng trong văn hóa phương Tây người ta không mắc cỡ khi nói rằng “Cha tôi bị ung thư trong một thời gian dài và cuối cùng ông mất”. Vì thái độ này mà người ta họp nhau lại và cố gắng tìm mọi cách để chặn đứng căn bịnh này. Trong khi đó, nhiều người Việt Nam nghĩ rằng bịnh là điều xấu hổ và thường họ dấu diếm nguyên nhân cái chết của họ. Đúng ra họ không nên xấu hổ vì một chuyện mà họ không thể kiểm soát. Nếu họ chấp nhận bịnh tật thì họ có thể tìm cách chữa trị nó.

Theo ông tại sao người Việt Nam xấu hổ khi nói đến cái chết?

Tôi nghĩ điều này liên quan đến nền văn hóa lâu đời cứ tự trách mình, đến mức mà người Việt Nam không nhận ra là không phải chuyện gì cũng do lỗi của họ. Họ nên hiểu rằng nếu họ cởi mở nói đến chuyện bịnh tật, mọi người có thể họp lại làm việc với nhau để tìm cách chữa trị.

Nhìn vào một bức tranh rộng lớn hơn, thật là đáng xấu hổ rằng trong thế kỷ 20, số người Việt Nam chết vì chiến tranh cộng lại là gần 10 triệu người. Mà không có một cuốn sách nào nói đến chuyện này.

Nhiều người có viết về ‘Chiến Tranh Việt Nam’.

Nhưng sách về ‘Chiến Tranh Việt Nam’ thì không liên quan mấy đến chuyện vinh danh và/hoặc ca tụng cái chết của những người vô tội. Tôi nghĩ rằng ca tụng những cái chết này là chuyện quan trọng. Đồng thời chúng ta có thể dùng đó như là một bài học, một ví dụ, hoặc đơn giản là một cơ hội để tìm cách tránh sự tàn phá của chiến tranh trong tương lai. Đôi khi người Việt Nam chết rất nhiều, rất nhiều, nó trở thành diệt chủng. Ví dụ 3 triệu người chết đói thời Nhật chiếm đóng, đó là diệt chủng, nhưng chúng ta không nói đến chuyện này. Chúng ta cũng không nói đến những nông dân thời ‘Chiến Tranh Việt Nam’ bị kẹt giữa hai làn đạn của lực lượng miền Bắc với quân đội miền Nam và phe đồng minh của họ. Họ đứng giữa và họ chết như những người vô tội.

Tôi nghĩ đến tất cả những chuyện đó mà muốn viết bài requiem.

__________________________________________________________

Bn có thích đc diaCRITICS không?

Nếu thế thì mời đăng ký nhận bài hoặc GÓP TIỀN GIÚP ĐỠ.

Xem các lựa chọn ở góc phải bên trên, đăng ký qua email hoặc bản tin RSS.

__________________________________________________________

Ông muốn đạt được điều gì với bài requiem?

Chủ yếu là tôi muốn vinh danh gần 10 triệu nạn nhân chiến tranh người Việt Nam của thế kỷ 20, những người chết trong thời Pháp thuộc, thời Nhật chiếm đóng, thời ‘Chiến Tranh Việt Nam’, thời chiến tranh biên giới và biển đảo với Tàu, trong những chuyến vượt biển sau năm 1975, và tất cả những người mà cuộc sống bị lấy mất vì chiến tranh hoặc hậu quả chiến tranh.

Làm sao ông gởi được thông điệp của ông đến mọi người?

Tôi dùng một thể loại âm nhạc cao nhất của văn minh phương Tây để vinh danh cái chết và chuyển thể nó cho văn hóa Việt Nam. Bởi vì trong văn hóa Việt Nam chúng ta chỉ có cầu siêu mà người ta dịch ra là ‘requiem’ và như thế là sai. Những người chết vì chiến tranh không cần cầu siêu bởi vì chẳng có gì sai về họ. Cầu siêu là cách chúng ta nói rằng những người chết này ở nơi không tốt và họ cần chúng ta giúp đỡ để siêu thoát. Tôi cho rằng như thế là coi thường họ. Những người chết vì chiến tranh đã là nạn nhân, họ không muốn trở thành nạn nhân lần nữa. Nếu chúng ta muốn vinh danh họ thì đừng biến họ thành nạn nhân lần thứ hai. Lối suy nghĩ này có thể gây tranh cãi nhưng đó là sự thật. Có lẽ phải có cách nhìn phương Tây mới nói lên sự thật theo cách này được.

Nạn nhân chiến tranh người Việt Nam cần được nhớ và vinh danh. Họ không cần sự thương hại. Họ không cần bị coi thường. Đó là toàn bộ vấn đề.

Lời của bài requiem rất quan trọng. Ông có thể nói về chuyện này?

Lời rất quan trọng. Thường thì chữ ‘requiem’ tự động gợi đến việc dùng kinh điển Thiên Chúa Giáo về vấn đề ngợi ca Chúa, và sự Soi Sáng xảy ra sau khi chết. Đối với tôi, mặc dù là một người theo đạo Thiên Chúa nhưng vì tôn giáo chính ở Việt Nam là đạo Phật nên dùng kinh Phật thì hợp lý hơn. Vì lời dạy của Đức Phật thì có phần gần gũi đối với người Việt Nam hơn là kinh Thiên Chúa Giáo. Đó là chưa kể nhiều người Công Giáo Việt Nam cũng phần nào theo đạo Phật ít nhiều.

Lời bài nhạc có ý nghĩa như thế nào đối với nhà soạn nhạc?

Nhà soạn nhạc phải tin vào ý nghĩa của lời nhạc để có thể phổ nhạc. Nếu lời nhạc không làm động lòng nhà soạn nhạc thì người đó không thể tạo ra được sự phối hợp hoàn hảo giữa nhạc và lời.

Một bài requiem thì thêm gì vào văn hóa Việt Nam?

Việt Nam cần một bài requiem để nhìn cái chết với một lăng kính mới. Rằng cái chết có thể được ca tụng chứ không phải chỉ để than tiếc. Tôi cho đây là một khái niệm mới cho văn hóa Việt Nam. Người ta đối diện cái chết với một suy nghĩ tích cực: rằng nó có thể được vinh danh, rằng nó đã không vô ích.

Trong văn hóa phương Tây, người ta có cách nhìn mới mẻ về cái chết, rằng cái chết của tất cả mọi người đều là anh hùng, chứ không phải chỉ là cái chết của một ông vua, bà hoàng nào. Trong văn hóa Việt Nam, chúng ta chấp nhận cái chết của một ông vua hoặc một bà hoàng hậu hoặc một ông tướng là anh hùng, trong khi đó cái chết của nạn nhân chiến tranh thì không. Tôi nghĩ cái chết của những nạn nhân nên được vinh danh và xem là anh hùng theo một cách nào đó. Bằng cách vinh danh họ, chúng ta nói rằng cái chết của họ cũng là anh hùng.

Tại sao ông đặt tên bài nhạc là A Vietnamese Requiem?

Thông thường, nhà soạn nhạc chỉ dùng chữ ‘requiem’. Về cái tựa đề bài nhạc của tôi, tôi lấy ý tưởng từ Brahms, người viết bài A German Requiem dùng tiếng Đức. Vì vậy tôi gọi bài nhạc của tôi là A Vietnamese Requiem vì bài nhạc là về cái chết, được hát bằng tiếng Việt để ca tụng cái chết nói chung nhưng cụ thể là cái chết của gần 10 triệu người Việt Nam đã chết vì những cuộc chiến tranh do người khác gây ra trên đất nước Việt Nam.

Giáo sư nhạc sĩ P.Q. Phan (Phan Quang Phục) là một nhạc sĩ sáng tác nhạc cổ điển đương đại (contemporary classical music), hiện sống tại Mỹ. Sáng tác của ông đã được trình tấu tại nhiều nơi trên thế giới và nhiều giàn nhạc nổi tiếng đã đặt ông soạn nhạc. Ông đã từng dạy nhạc tại University of Illinois ở Urbana-Champaign và Cleveland State University. Hiện ông là giáo sư hàm “Associate Professor” ngành sáng tác tại trường nhạc Jacobs School of Music, thuộc trường đại học Indiana University, ở Bloomington, IN.

Anvi Hoàng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sang Mỹ học cao học. Hiện cô sống ở Bloomington thuộc tiểu bang Indiana. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Anvi đang hoàn tất hai cuốn sách mới mang tựa đề Cam: Chosen Path of a Vietnamese WomanCam: Con đường lựa chọn của người đàn bà Việt Nam.


Bn có thích đc diaCRITICS không? Nếu có thì xin mờđăng ký nhn bài đây.

Vui lòng bỏ chút thời gian chia sẻ bài này. Chia sẻ (qua email, Facebook, v.v.) giúp quảng bá diaCRITICS. Mời bạn tham gia vào câu chuyện và để lại lời bàn. Bạn nghĩ về cái chết như thế nào? Bạn có đồng ý với P.Q. Phan về việc nên vinh danh nạn nhân chiến tranh người Việt Nam? 

1 COMMENT

  1. I don’t claim to be a musicologist or historian, but I am sure I am not culturally deprived or devoid of Vietnamese culture to the point where i could appreciate these far-fetched and a priori ideas and assumptions of professor Phan Quang Phục, and by extension, neither should Anvi Hoàng’s interview give credence to the professor’s self-acclaimed view with regard to how the Vietnamese would view death.
    Firstly, requiem does not have an equivalent translation in Vietnamese due to its Judea-Christain origin, wherein a musical composition, in a Mass, celebrates the repose of the soul then of course we also have ‘elegy’, which although similar in its mournful poetic lines to the Chầu văn. And unlike the restricted definition that the professor uses “cầu siêu” in lieu of “requiem”, Vietnamese would use lễ ‘cầu so’ to help the soul transcend this terrestrial world peacefully to another higher plane. It does not look down or victimize the dead because s/he happened to die in a bad place.

    Professor Phục: “There is no need to cầu siêu for those people because there is nothing wrong with them. Cầu siêu is a way of saying these people are in a bad place and they need help to go somewhere else. Therefore we need to free their soul. I think this is condescending. Those dead are already victims, they don’t need to be victimized again. If you do want to honor them, don’t victimize them again. It is a controversial way of thinking but it is what it is.”
    Or regarding death, he says:
    “When they do, people talk about it in a pitiful or patronizing way, not with a sense of respect. Worst of all, Vietnamese people don’t even talk about their own deaths in the most memorable and respectful way. So we cannot ask others or the world to commemorate or respect our deaths.”

    and then “thừa thắng xông lên” having accomplished his Requiem, the professor would make a blanket statement:

    (Q: Why do you say Vietnamese people don’t talk about death in a respectful way?)

    “Vietnamese people don’t talk about victim deaths to honor them. I think there are two main reasons for that. One, life moves forward too quickly for Vietnamese people. Two, they don’t embrace the fact that the death of others could have been their own. I don’t think they see that. They see others’ deaths as isolated, and thus has nothing to do with them. In fact they are related because we are all the same as people. On top of that, the culture brainwashed people in a way that makes them feel ashamed to talk about their own deaths.”

    Nothing is further from the truth, Vietnamese honor death and their deads. Nothing is isolated and has everything to do with death the deceased and their loved ones, for when dead anniversary comes around every year, the family, even in America or other Western places, Vietnamese would get together and pay respect to the their dead. This is called “Giỗ”, Lễ Cầu hồn, cầu siêu, Chầu văn, “Hát văn” “Lên đồng” and various traditions and practices, all of these seances or trances and ceremonies, serve their purpose of showing respect or paying homage by the living to their forebears, many folks and and whole communities would seek to bring back the soul of their deceased to honor and ask them for advices about life’s inconstancy.

    In short, Anvi Hoàng’s interview reminds me of the documentary “Hearts and Minds” (1974) by Peter Davis. when Davis tried to belittle Gen. Williams Westmoreland’s idiotic comment:”the Oriental doesn’t put the same high price on life as the Westerner,” by showing this video clip:
    https://www.youtube.com/watch?v=huFh760p-MA

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here