Anvi Hoàng: Nổi giận đúng không bao giờ muộn | The Right Kind of Rage

Cross-cultural encounters can be an experience fascinating, exotic, interesting, frustrating, and anything else in between. Here, not so different from the rendition or feeling that Jade Hidle, Paisley Rekdal, or Viet Thanh Nguyen discussed earlier, but from a different perspective, Anvi Hoàng recalls her long past experience with an American teacher and describes how as a link in her transnational journey it reflects and explains her current diasporic thinking. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Giao tiếp với người nước ngoài có thể đem lại một kinh nghiệm tuyệt vời, kỳ lạ, thú vị, hoặc bực bội. Trong câu chuyện sau, cũng không khác mấy với lời lý giải hoặc cảm xúc mà Jade Hidle, Paisley Rekdal, hoặc Viet Thanh Nguyen đã bàn trước kia, nhưng từ một góc độ khác, Anvi Hoàng kể lại câu chuyện xưa về cuộc tiếp xúc với một bà giáo người Mỹ. Qua đó cô miêu tả vì sao một sự tiếp xúc như thế là một mắc xích trong hành trình văn hóa của cô và cũng là lời giải thích về thế giới quan hiện tại của cô. Bài tiếng Anh theo sau bài tiếng Việt.

Have you subscribed to diaCRITICS yet? Subscribe and win prizes! Read more details.

NỔI GIẬN ĐÚNG KHÔNG BAO GIỜ MUỘN

Mỗi lần không biết tự bảo vệ mình là sinh ra bực bội. Toàn là chuyện nhỏ, nhưng tinh tế. Chồng chất bực bội kiểu này làm cho con người ta trở nên cay cú, bởi vì cái bực bội này sẽ nằm hoài trong lòng mà không thể nào tan, cho đến khi nó được giải thoát. Cũng giống như chuyện gì mình cho là đúng mà không làm thì cứ áy náy mãi thôi. Chỉ có hành động đúng mới giải thoát cho tinh thần nô lệ được.

rage-1

Thời ngây thơ: Chịu trận

Ngày xửa ngày xưa, khoảng năm một ngàn chín trăm chín mấy, khoảng năm thứ nhứt thứ hai đại học gì đấy, cái thời mà người Mỹ tới Việt Nam là được… chụp liền, cho dạy các lớp đại học, tôi có học với một bà cô Mỹ trong những trường hợp như thế.

Bà cô trẻ lắm, hơn tụi tôi chừng vài tuổi là cùng, chắc là mới ra trường. Học với một cô giáo Mỹ trẻ tuổi và xinh đẹp, có vẻ hào hứng đây. Bà cô được phân công dạy môn Nói (Speaking) cho chúng tôi. Và cô có vẻ rất thân thiện, và dễ thương.

Đâu chừng vào buổi học thứ 2, bà cô vào lớp và nói rằng: “Tên tiếng Việt của mọi người khó đọc khó nhớ quá, tôi không nhớ được. Thôi thì mọi người đổi tên đi. Mỗi người chọn một cái tên Mỹ để tôi có thể học mà nhớ tên mọi người.”

Ôi cái chữ ‘thôi thì’ nghe sao mà tiện lợi. Tôi nghe tới đó thì nổi điên lên. Máu trong người sôi lên sùng sục. Máu dồn lên đầu. Đầu tôi nóng bừng tưởng chừng muốn nổ tung. Giận không thể tả. Thế là từng tràng chửi rủa không kiểm soát được tuôn ra ào ào: “Bà có bị điên hay không đấy! Người ta có câu ‘đi đến đâu thì theo phong tục nơi ấy’. Trong tiếng Anh cũng có câu ấy đấy thôi. Bà qua Việt Nam chẳng phải là để tìm hiểu về văn hóa, con người và cuộc sống ở Việt Nam là gì. Có cái tên Việt Nam mà không muốn học thì bà học cái con khỉ gì đây? Bà là cái thá gì mà qua Việt Nam bắt người Việt Nam đổi tên để bà gọi cho tiện lợi! Mụ nội bà!”

Trời, nói cho oai. Tôi chỉ là chửi rủa trong đầu thôi. Chứ thời đó làm gì có chuyện sinh viên cãi giáo viên. Tôi chỉ nhớ đầu óc nóng bừng, người căng ra vì giận tím gan, mà không biết làm sao. Chửi thì không dám. Chỉ có một suy nghĩ trong đầu là: “Không đời nào mình lại đi đổi cái tên cha mẹ đặt cho mình vì cái chuyện ngu xuẩn như thế này. Chắc chắn là mình không thể đổi tên được. Nhưng nói làm sao đây!”

Nhìn quanh trong lớp, các bạn của tôi đều lần lượt chọn tên Mỹ. Áp lực càng đè nặng trên ngực tôi, bởi vì có thể tôi là đứa duy nhất chống đối bà cô. Thế là vừa tức vừa run, đến lượt tôi nói, tôi bảo bà cô rằng: “Tên của tôi rất dễ đọc nên tôi thấy không cần phải đổi. Cô cứ thế mà đọc.” Trời, gan cùng mình! Lần đầu tiên tôi cãi lại thầy cô trước mặt mọi người mà. Run quá không biết bà cô sẽ phản ứng ra sao. Bà cô chỉ ừ mà không nói gì.

Tôi cãi bà cô Mỹ mà lại không sao thật ư. Tôi cảm thấy một sự chiến thắng nho nhỏ, nhưng vẫn tiếp tục run. Rồi sau đó tôi không nhớ là mình tiếp tục chửi rủa bà cô trong đầu, hay suy nghĩ gì, mà đến nỗi không nhớ được là có ai khác trong lớp cũng hành động như mình hay không. Hình như là có thì phải.

diacritics-donate_header_box_640x120

Thời chín chắn: Học và suy nghĩ

Tôi qua Mỹ học, để ý thấy rằng khi người Mỹ đọc và viết tên người Pháp hoặc người Đức chẳng hạn thì họ vẫn giữ đúng cách đọc và cách viết kiểu Pháp và Đức với dấu móc dấu chấm hẳn hoi. Nhưng đến khi họ đọc và viết tên Việt Nam thì họ lại đọc và viết theo kiểu Mỹ – nghĩa là đọc không dấu và viết không dấu. Rõ ràng chuyện này như thế là không ổn.

Tôi nhanh chóng hiểu rằng Việt Nam chẳng là cái đinh gì đối với người Mỹ nói riêng và người châu Âu nói chung, nhưng cũng học được là mình phải có sự tranh đấu về phía mình. Tôi tự nghĩ: liệu người Việt đã bao giờ đòi hỏi người ta phải tôn trọng mình hay chưa bằng cách đọc đúng tên mình? Nói gì đâu xa, bản thân tôi khi ở Việt Nam và bao nhiêu năm ở Mỹ, khi giới thiệu mình cũng đọc tên của mình theo kiểu không dấu đấy thôi, còn trách ai! Mà tại sao tôi lại bắt chước người Mỹ một cách vô ý thức đến như thế nhỉ? Phải chăng trong DNA của tôi đã có cái gen “phục người nước ngoài” do cha ông tích lũy ngàn đời và truyền lại?

Tôi thì không muốn đổ lỗi cho cha ông đâu, ít nhất thì bây giờ tôi đã học được điều đáng học, và đã đủ khôn lớn để thay đổi cách suy nghĩ và hành xử của bản thân. Và tôi phải tự xử lý những thông tin mới tôi học được cũng như chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình.

Và điều quan trọng mà tôi sớm học được khi qua Mỹ là: cách cư xử như kể trên của người Mỹ (đọc tên Pháp đúng kiểu Pháp và đọc tên Việt kiểu Mỹ) là một biểu hiện của sự phân biệt đối xử của những người mang đầu óc đế quốc (imperialist). Họ cho rằng chỉ có văn hóa phương “Tây” (trong đó có Mỹ) là đáng giá, và người phương “Tây” (trong đó có người Mỹ) là người có cái để dạy cho những dân tộc khác trên thế giới. Và tôi đã học và biết được rằng cách cư xử của bà cô Mỹ đối với sinh viên Việt Nam chúng tôi hồi đó là rất phổ biến với nhiều người Mỹ mang đầu óc đế quốc. Họ đi đến đâu cũng chỉ muốn làm những điều tiện lợi theo kiểu Mỹ, thẳng tay đè bẹp văn hóa bản xứ không cần suy nghĩ gì cả.

rage-2
Phải chăng chúng ta là những người châu Á vô hình??

Thời cứng rắn: Hành động

Thế là từ đó tôi rất cẩn thận mà quan sát cách người Mỹ đối xử với tôi. Nếu họ tỏ thái độ phân biệt đối xử vì mình là người châu Á, tôi cố gắng cự họ ngay. Mỗi lần làm được chuyện này, tôi trở nên mạnh mẽ hơn, và người ta tôn trọng tôi hơn.

Tôi vẫn đang cố gắng nhớ xem tên họ của bà cô Mỹ trước kia là gì mà chưa nhớ ra. Bởi vì cuối cùng thì tên Mỹ tên mẽo gì thì bà cô cũng chả nhớ chúng tôi đứa nào ra đứa nào. Tôi chán ngán bà cô nên cúp học nhiều lần và không tiếp xúc với bà ta cả trong và ngoài lớp. Đến cuối học kỳ thì cái tên Mỹ của bà cô cũng tan như mây khói không để lại dấu tích gì trong đầu tôi. Đối với tôi, bà cô cũng chỉ là một khuôn mặt da trắng xinh đẹp không tên, để lại một cái bóng đầu trưa rồi thì biến mất tiêu.

Nhưng bây giờ tôi muốn nhớ lại tên bà cô là có lý do. Nếu nhớ ra hoặc ai biết mà chỉ cho, việc truy tìm địa chỉ liên lạc của bà ta không phải là khó. Chừng đó, tôi sẽ nhắn tin Facebook hoặc viết thơ gởi tới nơi làm việc của bà ta, mắng cho một trận về hành động thiếu văn hóa, đầy tính phân biệt đối xử của bà ta ngày xưa. Có thể là chưa có người Việt Nam nào từng nói cho bà ta biết hành động của bà là phân biệt đối xử. Cũng có khả năng chính bà ta cũng không biết mình đã phân biệt đối xử; đôi khi phải cần người ngoài chỉ ra thì người ta mới thấy được. Biết đâu chừng, bà ta có thể thay đổi. Nếu tôi là một trong những người đầu tiên nói ra cho bà ta nghe thì cũng tốt chứ sao. Cũng có thể bà ta sẽ chẳng thay đổi. Nhưng chả sao. Điều quan trọng nhất đối với tôi là: chống cự (confront) trước hành động sai của người khác để bảo vệ lòng tự trọng của mình thì không bao giờ muộn. Sự giải thoát đến trễ còn hơn là không. Lúc trước tôi chỉ cự bà cô phân nửa, nếu bây giờ viết thơ cự nữa thì mới coi như là có được sự chiến thắng trọn vẹn đối với bản thân. Ngay việc tôi đang viết những dòng này đã là một hành động dẫn tôi đến gần với chiến thắng đó hơn. 

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Anvi Hoàng viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Có bằng thạc sĩ ngành Lịch sử, Nghiên cứu về Hoa Kỳ, Sức khỏe cộng đồng. Viết để tung hô người Việt khắp nơi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

THE RIGHT KIND OF RAGE: NEVER TOO LATE

Every time I can’t defend myself, I get upset at myself. It is all about these tiny little but subtle things. Accumulating angst this way turns me into a bitter person; this bitterness does not go away until it is resolved. Just like when I didn’t do the thing I knew was right, it gnaws at me. Only the right action can free my soul.

rage-1

Innocence: Take the Heat

Once upon a time, we were college students. It was the time when college students like us were still very naive and innocent – simply because we were the last generation of youngsters who actually know the names of trees, flowers and plants around us; the time right before the free market took a full blow in Sài Gòn and uprooted those poor living organisms; the time when, even though we were college students, our job was to listen to the teachers in the classroom.

It was in the early 1990s, about the freshman or sophomore year in college, the period of time in the Vietnamese educational history when any American popping up in Sài Gòn would be snatched to put into teaching at a college, I had a chance to study with one American in such circumstances.

She was very young, could be a few years older than us, a college graduate maybe. She was assigned to teach us conversational speaking. I thought it could be interesting to study with an American. My first impression of her was that she was very friendly and nice.

Into the second class, the American teacher arrived and told us: “Your Vietnamese names are very difficult for me to pronounce and memorize. Why don’t you change it. Each one of you will pick an American name, this way I can try to remember your names and who you are.”

Immediately upon hearing that, I went ballistic. I could feel my blood boiling inside me. It rushed to my head making me feel like it was going to explode. I flushed with anger and it was rising in me beyond control. Just as I began to see stars before my eyes, a tirade of curses flew out like lightning: “Are you crazy or what? Who the hell do you think you are? Everybody knows ‘When in Rome, do as the Romans do.’ Isn’t it an English idiom? Didn’t you come to Việt Nam to learn about Vietnamese people, to learn about Vietnamese culture and life? And you can’t even try to learn the Vietnamese names! What the hell are you going to learn then? Screw you!”

Gosh, I actually just cursed in my head. There was no way a student at that time was able to do such a thing to a teacher. I was only talking to myself! I was sitting there, with a hot head, extremely infuriated without knowing what to do about the situation. Curse or reason, I couldn’t do, and didn’t know how to do it – we were never taught those skills. All I could think of was: “I would never change my name for such a stupid thing like that. I am not going to change my name. I am not going to change my name. What can I do? What can I do?”

Looking around the class, all of my friends, one after another was picking up an American name. The pressure I felt was heavier on my chest as it became clear to me that I could be the only one to protest. When it was my turn to talk, almost speechless, I told the teacher: “My name is very easy to pronounce, so I don’t see the need to change it. You can try to say it as you see it.” Holymacaroni! I couldn’t believe what I just did. I didn’t know how I did it, but I did it. The first time ever I talked back to the teacher in front of everybody. I was so nervous not to know what the American teacher would respond. She said, “OK.” And nothing else.

I talked back to a teacher, and nothing happened to me? Really? I felt a small sense of victory, but my body was still shaking out of nervousness, to the point I don’t remember whether I continued to curse her in my head or I was thinking about something else. But I have tried to recall and cannot be sure who else in the class after me reacted the same way I did. Maybe there was somebody else besides me.

Maturity: Learn and Think

In the beginning of the twenty-first century I came to America to study. I noticed that in English books, people write French names with accent marks, and pronounce them, or German names, on TV for example, the way they are supposed to be. When it comes to Vietnamese names, they do it the generic way, without diacritics. I thought to myself, “Something is not right here.”

rage-2
Are we faceless Asians??

I soon learned that Việt Nam is such a small country almost invisible to the Americans and Europeans. But I also learned that we have to raise our voices. The squeaky wheel gets the oil, don’t they? I began to wonder whether Vietnamese people have demanded Americans to pronounce their names correctly. Then I recalled, in fright, that I had been doing the American thing all along: every time I introduced myself, even when in Việt Nam, I said my name in an American way, without diacritics. What was the excuse for that? Why did I imitate the Americans like a robot? Am I programmed with a xenophile DNA to do so, one inherited from my ancestors?

I don’t mean to blame my ancestors now that I have learned what I need to learn and should be responsible for all my actions. And what I learned is that treating people differently because of their ethnicity is discrimination. This is what colonialism used to be, and imperialism is.

I also learned that what the American teacher imposed on us in college represented her imperialistic act. According to her behavior, she must have thought that Americans were the only people on earth who had something to teach others, that American culture was the only one worth learning. People like her when going abroad are only willing to do whatever is convenient for them the American way. They are free to dismiss the local culture without a second thought.

Wisdom: Take Action

Since then, I have been very careful about how American people treat me, and how they talk to me. If I feel a sense of discrimination, I try to confront them right away. It makes me stronger every time I can do this, as I gain respect for myself.

What I am trying to remember is the name of the American teacher in college. As I remember, in the end, American names or not, she did not remember our names, let alone who we were. Her behavior turned me off and I ended up skipping a lot of her classes and not having any personal encounter with her inside or outside the classroom. Her name already melted like a puff of smoke in the air without a trace as we came to the end of the semester. To me, she was nothing but another pretty Caucasian nameless face that casted a shadow at low noon, and then is gone by the end of the day.

But I want her name now for a reason. With a name, locating her is not a difficult thing these days. I will facebook or send her a letter telling her how imperialistic she was to us Vietnamese students back then. Maybe no Vietnamese has ever told her that. Maybe she is not even aware that she is discriminating; sometimes it takes an outsider to point that out. She may change. And if I am the first to let her know, that is great. She may not change. But that is not the point here. What is important is that confrontation to protect myself, to raise my self-esteem is never too late. Self-salvation that comes late is better than never at all. I only confronted her halfway back then. If I write her now, I can complete my personal victory. Even writing this now already brings me closer to that victory.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Anvi Hoàng writes in both English and Vietnamese. She received her master’s degrees in American Studies, History, Health Promotion. What brings her happiness is freelancing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese people everywhere in her writing. Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

____________________________________________________________

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. Join the conversation and leave a comment!

Would you agree it is common for many Vietnamese students to have this kind of encounter with their English teachers? What do you think about the trend in Việt Nam for Vietnamese employees to take an English name to make it easier for them to communicate with the foreigners?

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

____________________________________________________________

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here