Anvi Hoàng: Mở màn vở opera Chuyện Bà Thị Kính | Premiere of The Tale of Lady Thị Kính

lady thi kinh
Áp phích chính thức của vở Chuyện Bà Thị Kính do trường nhạc Jacobs làm/ Official poster of The Tale of Lady Thị Kính made by IU Opera.

If you want to hear the Buddhist chanting of Nam Mô A Di Đà Phật performed by Americans on large stage and learn something incredible about Vietnamese culture and people, you cannot miss The Tale of Lady Thị Kính by PQ Phan. Explanation about the chanting and observation of the workshop performance was published earlier on diaCRITICS. During the first two weekends in February 2014, the lights are on and the curtains are rolling up for real for the live performances. Here is some behind-the-scene information about the creation and production of The Tale of Lady Thị KínhScroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Nếu các bạn muốn nghe người Mỹ tụng Nam Mô A Di Đà Phật trên sân khấu lớn ở Mỹ và học thêm vài điều gì đó tuyệt vời về văn hóa và con người Việt Nam, các bạn không thể bỏ qua vở opera The Tale of Lady Thị Kính (Chuyện Bà Thị Kính) của nhà soạn nhạc P.Q. Phan. Một số lời giải thích về câu tụng niệm này và một số quan sát về buổi diễn tập hội thảo trước đây đã được diaCRITICS đăng rồi. Lần  này, vào các ngày cuối tuần của hai tuần lễ đầu tháng 2 năm 2014, đèn sẽ sáng choang và màn sân khấu sẽ được kéo lên thật sự: các buổi trình diễn bắt đầu. Sau đây là những thông tin ‘phía sau sân khấu’ về việc sáng tạo và dàn dựng vở opera Chuyện Bà Thị Kính.

Have you subscribed to diaCRITICS yet? Subscribe and win prizes! Read more details.

 Bà Thị Kính và tre ở IU Opera

Vở opera “Chuyện Bà Thị Kính” (The Tale of Lady Thị Kính) của nhà soạn nhạc P.Q. Phan (Phan Quang Phục) là vở opera lớn về văn hóa Việt Nam đầu tiên của nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Việt được dàn dựng quy mô và chuyên nghiệp trên sân khấu Mỹ.

“Chuyện Bà Thị Kính” được sáng tạo dựa vào cốt truyện của vở chèo “Quan Âm Thị Kính” – một câu chuyện mà hầu như người Việt Nam nào cũng biết hoặc nghe qua ít nhiều, dù ít người biết cặn kẽ tất cả các chi tiết đặc sắc của nó.

“Chuyện Bà Thị Kính” / The Tale of Lady Thị Kính sẽ được mở màn tại sân khấu lớn của trường nhạc Jacobs tại trường đại học Indiana University vào ngày 7, 8, 14, 15 tháng 2 năm 2014.

Về quá trình sáng tạo

“Chuyện Bà Thị Kính” là câu chuyện về quá trình thăng hoa trở thành Phật của một cô gái trẻ. Thị Kính lấy chồng để cha được yên lòng. Sau đó bị đuổi khỏi nhà chồng vì sự hiểu lầm, Thị Kính phải giả trai đi tu ở chùa. Tại đây, Thị Kính, nay là Tiểu Kính Tâm, lại bị cô Thị Mầu lẳng lơ 13 tuổi tán tỉnh, và sau đó bị Thị Mầu đổ oan cho là cha của đứa bé trong bụng mình. Về chùa, Tiểu Kính Tâm lại mất nơi nương náu vì Su Cụ không thể che chở cho Kính Tâm nên cũng đuổi Kính Tâm ra khỏi chùa. Nghĩ đến những oan trái trong đời mình, Tiểu Kính Tâm lần nữa chấp nhận hy sinh để cho người khác được sống yên ổn. Tiểu Kính Tâm quyết định bồng đứa bé con Thị Mầu ra đi tìm đường sống mới. Sau ba năm ăn xin ở chợ, đứa bé đủ lớn, còn mình thì kiệt sức và đói khát, Tiểu Kính Tâm chết đi để lại một lá thư kể rõ mọi chuyện. Cảm động trước sự hy sinh quên mình của Thị Kính, Đức Phật tôn bà làm Phật bà Thị Kính.

The Tale of Lady Thị Kính là một câu chuyện đầy tính nhân bản phổ quát (universalism) về tình yêu, sự độ lượng (compassion) và sự hy sinh không giới hạn (selflessness), được viết lại dựa vào cốt truyện của vở chèo Quan Âm Thị Kính bắt nguồn từ thế kỷ thứ 10. Tuần bản chèo xưa đã được phát triển, nhiều chi tiết được thêm bớt suốt lịch sử biểu diễn của nó để thích nghi với môi trường và điều kiện biểu diễn ở từng nơi. Tiếp nối truyền thống này, P.Q. Phan đã viết nhạc, dựng lại tuần bản, và đặt tên tiếng Anh mới cho vở opera của mình là The Tale of Lady Thị Kính – tiếng Việt là Chuyện Bà Thị Kính. Để làm cho câu chuyện thích hợp với truyền thống opera của châu Âu, trong quá trình sáng tạo, nhà soạn nhạc đã phải lượt bỏ một số nhân vật hài được yêu thích đối với người Việt như Cụ Đồ, Cụ Hương, Thầy Bói; một số đoạn chọc cười không có ý nghĩa trong văn hóa châu Âu. Tuy nhiên, ông giữ lại những chi tiết gây cười mà người phương Tây có thể hiểu được, và viết thêm lời để tạo cơ hội cho dàn đồng ca lớn trình diễn.

thi kinh
Ba tập nhạc (scores) viết bằng tay của vở opera The Tale of Lady Thị Kính (Chuyện Bà Thị Kính) của nhà soạn nhạc P.Q. Phan, tổng cộng 1000 trang. (Ảnh: Anvi Hoàng)

Tuần bản mới không những giữ được bản chất văn hóa và văn chương Việt của tuần bản gốc Quan Âm Thị Kính mà còn làm cho người đọc cảm nhận được vở diễn về mặt tôn giáo hoặc/và như một tác phẩm phê phán xã hội. Trong những năm gần đây, câu chuyện Thị Kính đã được khai thác vì yếu tố tôn giáo là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ từng dòng trong tuần bản, người ta sẽ nhận ra rằng tác phẩm này không đơn giản như thế. The Tale of Lady Thị Kính là tập hợp những tiếng nói đòi quyền sống. Dưới lăng kính xã hội, Thị Kính đại diện cho lối sống đứng đắn, mẫu mực, vị tha; Vợ Mõ là tiếng nói của những người được cho là thuộc tầng lớp thấp trong xã hội nhưng thông minh, đáo để; Thị Mầu là tiếng nói muốn phá vỡ sự kiềm chế của lễ giáo để đòi được tự do yêu đương. Có một câu chuyện ở thế kỷ thứ 10 ca ngợi một nhân vật đàn bà làm trọng tâm của các xung đột trong xã hội như thế này giống như một giấc mơ trở thành hiện thực đối với các nhà nghiên cứu về đàn bà ở phương Tây.

Vậy thì câu hỏi được đặt ra là: Liệu đây có phải là một câu chuyện về quyền lợi đàn bà? Nếu không thì tại sao các nhân vật đàn ông lại được miêu tả một cách tiêu cực trong tác phẩm? Vậy thì có phải câu chuyện Thị Kính được kể theo quan điểm của đàn bà hoặc còn có thể do tác giả đàn bà sáng tác? Câu chuyện Thị Kính sâu sắc nhiều tầng nhiều lớp và có thể đào sâu thêm nữa. Lúc đó, danh sách các câu hỏi có thể kéo dài ra.

Vở opera Chuyện Bà Thị Kính/ The Tale of Lady Thị Kính kể câu chuyện về Thị Kính, đồng thời sẽ miêu tả cuộc sống và văn hóa Việt Nam của thế kỷ 10. Theo phân tích của P.Q. Phan, cuộc đời của Thị Kính là một ví dụ cho thấy rằng một người đàn bà bình thường sống vì mục đích cao cả có thể trở thành một biểu tượng có ý nghĩa trong xã hội. Không thể chối bỏ ý nghĩa tôn giáo trong sự thăng hoa của Thị Kính, nhưng vở opera cũng là bằng chứng cho thấy rằng với tình thương, lòng độ lượng, sự kiên trì, một người đàn bà cuối cùng có thể thăng hoa trở thành Phật. Hơn thế nữa, Thị Kính cho thấy rằng ai cũng có thể trở thành Phật.

Về quá trình dàn dựng

IU Opera rất tự hào là có khả năng xây dựng phông cảnh từ đầu tới cuối, một điều mà rất ít các công ty opera ở Mỹ có thể làm được. Quá trình dàn dựng đang diễn ra ngay tại thời điểm này.

lady Thi Kinh-1
Tre trong xưởng gỗ. (Ảnh: Anvi Hoàng)

Các xe tải chở tre đã tới. Các bạn đã nghe tre nổ lách tách bao giờ chưa?

Giám Đốc Xưởng Vẽ, Mark Smith nói rằng: “Chưa bao giờ chúng tôi dùng tre với với quy mô lớn thế này. Một điều thú vị về tre là chúng vẫn tiếp tục giãn nở như một vật thể sống khi nhiệt độ thay đổi. Thỉnh thoảng chúng nổ tách một cái.” Những người khác trong xưởng gỗ như thợ mộc sân khấu cũng có thể làm chứng và kể cho bạn nghe về chuyện này vì họ cũng làm việc trực tiếp với tre.

Một điều thú vị hơn nữa là một phần tre được dùng trong vở opera Chuyện Bà Thị Kính là được lấy ngay tại Bloomington, trong vườn của một người dân Bloomington!

Lại nói, khái niệm âm nhạc của vở opera là ‘thăng hoa’. Đầu vở Chuyện Bà Thị Kính, âm nhạc mang tính ngây thơ, trong sáng, vui tươi, có thể nói là dễ dãi. Khi câu chuyện tiếp diễn, âm nhạc trở nên nghiêm túc hơn, nặng nề hơn, thiêng liêng hơn, và đầy kịch tính hơn. Để giúp chuyển tải khái niệm âm nhạc này, và cũng để khuyếch trương thế mạnh của trường nhạc Jacobs, nhà soạn nhạc đã cố tình dùng dàn cồng (chiêng) có giọng (pith gongs) gồm 30 cái. Chỉ có vài ba trường đại học và những nhà hát opera lớn trong nước Mỹ mới có một dàn cồng như thế mà thôi. Thật là một điều đặc biệt!

Nói chung, đạo diễn sân khấu Vince Liotta nói rằng “để làm cho vở opera mang cảm giác Việt Nam mà không phải châu Á chung chung hoặc giống Trung Hoa, nhóm dàn dựng (tất cả đều là người phương Tây) quyết định rằng thay vì cố gắng tìm cách dựng lại thật chính xác xã hội Việt Nam và sân khấu truyền thống của nó, chúng tôi lọc chúng qua con mắt phương Tây của mình.” Do đó vở opera sẽ vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.

lady Thi Kinh-2
Một góc xưởng sơn: sàn nhà (góc trái) đang được làm, một phần nhỏ bức tường cao 3 mét (cấu trúc đen bên phải), một mảng phông Niết Bàn đang được vẽ (vải vàng trên nền nhà). (Ảnh: Anvi Hoàng)

Và như thế, mời bạn tham gia vào một cuộc hành trình thăng hoa với nhiều tình tiết hấp dẫn, nhiều cám dỗ, đầy tình thương, sự dối trá, lòng độ lượng… đến Niết Bàn!

* Muốn đọc thêm chi tiết về quá trình sáng tạo và dàn dựng vở opera, xem tại: www.anvihoang.com. 

The Tale of Lady Thị Kính
(Chuyện Bà Thị Kính)
Âm nhạc và tuần bản: P.Q. Phan                                        

Do trường đại học Indiana University – Jacobs School of Music
đặt viết và dàn dựng lần đầu 

Biểu diễn tại Nhà hát Musical Arts Center
Bloomington, Indiana
Ngày 7, 8, 14, 15 Tháng 2 Năm 2014 – Lúc 8g tối.

Giáo sư nhạc sĩ P.Q. Phan (Phan Quang Phục) là một nhạc sĩ sáng tác nhạc cổ điển đương đại (contemporary classical music), hiện sống tại Mỹ. Sáng tác của ông đã được trình tấu tại nhiều nơi trên thế giới và nhiều giàn nhạc nổi tiếng đã đặt ông soạn nhạc. Ông đã từng dạy nhạc tại University of Illinois ở Urbana-Champaign và Cleveland State University. Hiện ông là giáo sư hàm “Associate Professor” ngành sáng tác tại trường nhạc Jacobs School of Music, thuộc trường đại học Indiana University, ở Bloomington, IN. Xem thêm chi tiết tại đây.

Anvi Hoàng sinh trưởng tại Việt Nam, tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, sang Mỹ học cao học và rồi tìm thấy niềm vui trong việc viết lách tự do. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Viết để tung hô văn hóa Việt Nam và viết về sự thay đổi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

lady thi kinh
Official poster of The Tale of Lady Thị Kính created by IU Opera.

 Thị Kính and Bamboo at IU Opera

The Tale of Lady Thị Kính by P.Q. Phan is the first grand opera about Vietnamese culture by a Vietnamese American composer on large stage in the US.

The story is based on an ancient Vietnamese folk tale familiar with Vietnamese near and far, though not everyone can recall all the details in the story.

The Tale of Lady Thị Kính is premiered at IU Jacobs School of Music on February 7, 8, 14, 15 of 2014 in Bloomington, IN.

diacritics-donate_header_box_640x120

About the creation

The Tale of Lady Thị Kính is about a transcendental journey of a young fair lady to her Buddhahood. Kicked out of her in-law house because of a misunderstanding, Thị Kính disguises herself as a man to enter a monastery. There, pursued by a sexy 13-year old girl, Thị Mầu, for ‘his’ beauty and later accused of getting the girl pregnant, Thị Kính, now Tiểu Kính Tâm, once again faces denial of shelter when the head monk asks him to leave the temple. Tiểu Kính Tâm decides to accept the sins of others to grant them a new life by taking in Thị Mầu’s baby and goes to the market place to beg for food to raise the baby. Three years later he dies of exhaustion and starvation. He leaves behind the baby and a note telling his/her whole story. Admired for her self-sacrifice, Thị Kính is invited into Nirvana.

The Tale of Lady Thị Kính is a universal story about the beauty of love, compassion, and selflessness based on the long-standing theatrical script of Quan Âm Thị Kính in Vietnamese believed to be originated around the 10th century. This work is the most well-known in the hát chèo repertoire. The script has developed, details being added and subtracted throughout its history to make it suitable for performance purposes. Following this tradition, PQ Phan reconstructed the script and gave it a new title, The Tale of Lady Thị Kính. To make it adaptable to a Euro-centric Grand Opera work, during the creation process, the composer has eliminated some of the most beloved comic characters to the Vietnamese audience as well as a number of satiric sections which have no parallel meanings in Western culture. At the same time, he retained those that are understandable to the Western audience and added several sections to create an opportunity for the presence of a large chorus.

thi kinh
Three books of hand-written scores of The Tale of Lady Thị Kính by P.Q. Phan, totaling 1,000 pages – Photo: Anvi Hoàng.

The reconstructed script adopts the substance and literary integrity of the original Quan Âm Thị Kính as closely as possible. Yet, it allows the readers to perceive the play as a religious and/or a social commentary work. In recent years, the story was explored and exploited mostly for its religious value. However, if one carefully examines each line in the script, then one can easily find it is not that simple. The Tale of Lady Thị Kính is a collection of critical voices wishing to tell their stories. Under the social kaleidoscope, Thị Kính represents the righteous, kind and generous people; Vợ Mõ is in for lower class people who are clever and wise; Thị Mầu is a voice of free love. To have a tenth-century story like The Tale of Lady Thị Kính featuring an esteemed female character (Thị Kính) at the center of all social tension is a dream-come-true story for Women Studies scholars, at the very least.

So the questions are: Is it a story about women rights? Why are all the male characters in their usual righteous ways not favorably portrayed in the work? Was this story in fact told from the female perspectives, or even created by female author(s)? And the list of questions can expand.

The Tale of Lady Thị Kính, after all, will be portraying Vietnamese life and culture in the 10thcentury as it tells the story of Thị Kính. Her life is a good example to show that an ordinary woman who lives life for a higher cause can become a meaningful symbolic figure in society. Without rejecting the inevitable religious interpretation of Thị Kính’s transformation, the opera presents evidence that with love, compassion, and perseverance, a woman can eventually transcend to become a higher being, and that you don’t have to be born a Buddha to become Buddha – in fact, as Thị Kính has shown, anyone can become Buddha.

About the production

IU Opera is proud to be building the set from scratch, something very few opera companies out there can do. The whole process is going on right now at the Musical Arts Center in Bloomington, IN.

Trucks of bamboo have arrived. Have you ever heard the bamboo pop?

lady Thi Kinh-1
Bamboo in the wood shop – Photo: Anvi Hoàng.

Mark Smith, director of Scenic Painting and Props, said that they “have never used bamboo at this scale. It is interesting that the bamboo in the shop is still expanding like a living thing with the temperature changes, it pops once in a while.” Other people such as the scenic carpenters in the woodshop can testify to this as well for they are among those who work directly with the bamboo.

More interestingly, part of the bamboo used in the show is from Bloomington, right from the backyard of a Bloomington lady!

Musically, the concept of the opera is ‘transcendence.’ The The Tale of Lady Thị Kính starts with something naïve, bright, almost too cheerful, even cheesy, as PQ Phan described it. As the story progresses the music becomes more serious, darker, more sacred and more dramatic. To help deliver this musical theme and also to showcase IU Opera’s incredible capability, the composer used two full octave of pitch gongs (30 in total) in the orchestra. Less than a handful of universities in the US possess a full set of these tune gongs! What a privilege!

In general, “… to make the opera feel Vietnamese and not generic Asiana or pseudo-Chinese,” stage director Vince Liotta said “[…] the production team (all Westerners) decided that instead of trying to duplicate a strict representation of Vietnamese society and its theatre traditions, we would filter them through our Western eyes.”

lady Thi Kinh-2
In the paint shop: The floor is being created (beige platform on left), a small part of the 10-feet wall (black structures to the right), part of the Nirvana drop being painted (yellow fabric on the floor) – Photo: Anvi Hoàng.

That said, please join us for a transcending journey full of intrigue, lust, love, deceit, compassion … to Nirvana!

* For more in-depth analysis and description about the creation and production processes, visit www.anvihoang.com.

The Tale of Lady Thị Kính
A Two-Act Melodrama Opera
Music and Libretto by P.Q. Phan                                        

Commissioned, Produced and Premiered by
Indiana University – Jacobs School of Music 

Performances at the Musical Arts Center
Bloomington, Indiana
February 7th, 8th, 14th, and 15th of 2014 at 8 PM

 

P.Q. Phan has written a large variety of genres including symphonies, opera, chamber music, and song cycles. He is currently an Associate Professor of Music in composition at Indiana University, Jacobs School of Music. He had previously taught at University of Illinois at Urbana-Champaign and Cleveland State University. More details here.

Anvi Hoàng grew up in Vietnam and received her bachelor degree from the National University in Hồ Chí Minh city. She came to the US for graduate studies and have found happiness in writing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese culture in her writing. A bilingual writer in English and Vietnamese, Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

   

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing! See the options to the right, via feedburner, email, and networked blogs.

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. And join the conversation and leave a comment! What are you most looking forward to on the premiere of The Tale of Lady Thị Kính? Which aspect of its creation and production surprised you the most?

                                                                                                                                                                              

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here