Tác phẩm đầu tay đạt giải thưởng: Inside Out & Back Again của Lại Thanh Hà

Cây bút của diaCRITIC Kim-An Lieberman hân hạnh giới thiệu nhà thơ nữ người Mỹ gốc Việt và tiểu thuyết thơ đoạt giải thưởng. Tiểu thuyết thơ Inside out & Back Again (Đi rồi lại về) của Lại Thanh Hà đưa độc giả vào trải nghiệm nhập cư của một đứa trẻ và miền Nam nước Mỹ qua lời kể rất đẹp và đậm chất thơ. For the original English version of this article, click here.

Bạn đã đăng ký nhn bài ca diaCRITICS chưa? Đăng ký đ trúng thưởng! Đc thêm chi tiết ở đây.

Inside Out & Back Again

Nền văn học Mỹ-Việt ngày càng khởi sắc, và tác giả Lại Thanh Hà là một lý do tuyệt vời để có thể nói như thế. Như diaCRITICS đã đưa tin vào tháng 11/2011, Lại Thanh Hà giành được giải thưởng National Book Award for Young People’s Literature (Giải thưởng Sách Quốc Gia Mỹ cho hạng mục Văn học cho giới trẻ) với tác phẩm đầu tay Inside Out & Back Again (Để xem lại giây phút đăng quang  này, hãy nhấp vào đây để xem bài diễn văn nhận giải của cô.) Theo chúng tôi được biết, cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên từng được đề cử cho một hạng mục trong Giải thưởng này. Với thành tích này, Lại Thanh Hà đã gia nhập hàng ngũ những nhà văn sáng giá như Maxine Hong Kingston và Ha Jin trong một nhóm nhỏ những tác giả Mỹ gốc Á vốn từng đạt được giải thưởng danh giá này. Mới đây, Inside Out & Back Again còn là tác phẩm Việt-Mỹ đầu tiên được bầu chọn cho giải Newbery Honor Book 2012 của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ.

[amazon_enhanced asin=”0061962783″ /][amazon_enhanced asin=”0911287612″ /][amazon_enhanced asin=”0061962783″ /]

Nhìn sâu hơn  vào tác phẩm được hoan nghênh nhiệt liệt của Lại Thanh Hà, ta sẽ thấy được một cách kể chuyện  sâu sắc cùng lúc thành công ở nhiều cung bậc. Với cốt truyện chính xoay quanh hành trình tị nạn đến  Mỹ của một gia đình Việt Nam, Inside Out & Back Again là sự hòa trộn những bài học lịch sử vào câu truyện thành nhân. Qua lời thuật lại của  cô bé 10 tuổi vừa can trường lại vừa hay suy tư, có cùng tên Hà của  tác giả, câu chuyện mang đến một cảm xúc đời thật vì phần nào dựa trên cuộc đời của chính Lại Thanh Hà. Cô chủ yếu lấy chất liệu cho tác phẩm từ chính những kí ức tuổi thơ khi cùng gia đình thoát ly khỏi Sài Gòn thời chiến tranh, để rồi lại rơi vào trận chiến tương tự trong thân phận của một kẻ ngoại bang về văn hóa tại thành phố Montogomery, bang Alabama. Ngoài ra, Lại Thanh Hà muốn hướng đến đến bộ phận độc giả trẻ nên từ ngữ đầy chất thơ và chủ thể đa tầng ắt hẳn mang lại cho độc giả mọi lứa tuổi nhiều thưởng thức.

Inside Out & Back Again được viết theo trình tự thời gian giống một quyển nhật kí, một thể loại liên quan mật thiết với những truyện kể thời thơ ấu, từ nhật ký Anne Frank cho đến Nhật ký Công chúa. Trong văn cảnh quen thuộc đến thế, Lại Thanh Hà đã mang lại một chiều sâu mới bằng việc vận dụng thơ thay vì văn xuôi làm chất liệu sáng tác. Từ ngữ của cô rõ ràng và dễ hiểu đối với đọc giả trẻ. Chính  những bài thơ với những vần thơ ngắn trong những khổ thơ súc tích đã giúp cho cốt truyện trôi chảy. Đồng thời, những khoảnh trống ngăn đôi câu thơ và khoảng trắng ở mỗi trang lại mang đến một nhịp điệu chậm rãi giàu chất suy tư cho những lần dõi theo của nhân vật Hà. Sự hụt hẫng trong cú pháp khiến độc giả ngừng lại suy ngẫm ở những biểu tượng then chốt và chủ đề xuyên suốt của cốt truyện, ví dụ như một cây đu đủ thân thương sau nhà ở Sài Gòn, hay tiếng xì xì của những âm “s” khi Hà lần đầu nghe tiếng Anh (được thể hiện qua đoạn trích sau đây miêu tả những ngày đầu tiên của Hà tại một trường tiểu học Hoa Kỳ).

Sự chọn lựa sáng tác tiểu thuyết bằng thơ của Lại Thanh Hà cũng nhằm truyền tải một thông điệp văn hóa quan trọng. Giống như dịch thuật, việc truyền tải sang tiếng Anh những suy nghĩ của một nhân vật có tiếng mẹ đẻ hoàn toàn khác hoàn toàn là đầy thử thách. Qua những câu thơ súc tích, Lại Thanh Hà mong muốn tái tạo phần nào những đặc điểm vốn có của tiếng Việt mà không làm ảnh hưởng đến sự tự nhiên khi sử dụng tiếng Anh qua lời  kể của nhân vật Hà. Như chính tác giả đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí School Library (Thư Viện Học Đường), “Trước tiên tôi tư duy các hình tượng bằng tiếng Việt, rồi chuyển thể sang tiếng Anh bằng một cách nào đó cho phép bảo tồn được nhịp điệu của chất liệu ban đầu. Thứ tiếng Việt mà tôi được học chịu ảnh hưởng lớn từ mẹ tôi. Nó vốn đầy chất nhạc và thơ. Tôi đã loại bỏ những từ ngữ không cần thiết và chỉ giữ lại những gì cốt lõi, tương tự như việc bạn đun nước cốt để làm xi-rô.” Tác giả cũng nhắc đến việc lấy cảm hứng từ đại danh hào Nguyễn Du, “Ông có thể thu gọn cả thế giới trong vỏn vẹn mỗi một câu thơ lục bát. Điều làm tôi hằng ngưỡng mộ.”

Thanhha Lai
Thanhha Lai

[amazon_enhanced asin=”0061962783″ /][amazon_enhanced asin=”0911287612″ /][amazon_enhanced asin=”0061962783″ /]

Một yếu tố quan trọng khác mang lại thành công cho tác phẩm là khả năng gầy dựng một khoảnh khắc tuy thuộc về quá khứ nhưng lại có liên hệ mật thiết với lứa tuổi  học sinh trung học và thanh thiếu niên ngày nay. Những chi tiết về sự tiếp quản của  những người cộng sản ở Việt nam cũng như không khí căng thẳng tại miền Nam Hoa Kỳ trong  thập niên 1970 đã truyền chất hiện thực lịch sử vào tác phẩm Inside Out & Back Again. Tuy nhiên, diễn biến nội tâm và xúc cảm của nhân vật Hà đã đưa cô gần với thời gian và không gian đương thời. Lại Thanh Hà đã đề cập đến những vấn đề quen thuộc như nạn bắt nạt học đường, nổi khổ mà chính tác giả phải chịu đựng gần như mỗi ngày trong những tháng ngày đầu tiên ở bang Alabama. Thêm vào đó là những khó khăn mà gia đình của một bà mẹ đơn thân thuộc vào tầng lớp dân lao động phải đối mặt, khi bố cô vẫn còn biệt tăm nơi chiến trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, một chủ thể khác của câu truyện là hành trình vượt qua tuổi dậy thì với những nỗi băn khoăn về giới tính và cá tính. Là con gái duy nhất, lại là út, lớn lên trong một gia đình chỉ toàn là  anh trai, Hà bực bội vì  bị coi là yếu đuối hay yếu thế hơn. Dù rất yêu gia đình mình, cô vẫn có một tính cách ương ngạnh và bướng bỉnh, luôn từ chối tuân theo những quan niệm truyền thống về phụ nữ trong văn hóa Việt Nam và cả văn hóa Mỹ. Đồng thời các anh của Hà cũng là biểu tượng của tất cả những gì mà một người con trai nên thế, từ người anh tên Khôi nhạy cảm và yêu quý động vật đến người anh tên Vũ vạm vỡ và là một tín đồ của võ thuật (anh đã tự đổi họ mình thành Lee, họ của thần tượng Bruce Lee.) Một lần nữa, Lại Thanh Hà đã nói lên những vấn đề muôn thuở trong phạm vi một văn cảnh rất thực và rất riêng. Những nhân vật của cô thể hiện những mối quan tâm chính của thanh thiếu niên Mỹ, cũng như sự chuyển biến giá trị xã hội và hiệu chuẩn lại cá tính vốn luôn xuất hiện trong quá trình hòa nhập vào một nền văn hóa mới.

Dù chỉ là một một câu chuyện quen thuộc với cộng đồng người Việt di cư nói riêng và cộng đồng di cư vì chiến tranh trên toàn thế giới nói chung, Inside Out & Back Again đã mang đến một phong cách kể truyện mới mẻ, hứa hẹn thu hút một thế hệ đọc giả mới. Lại Thanh Hà nhắc nhở chúng ta phải nhìn lại lịch sử để hướng về tương lai phía trước với một sự hiểu biết nhiều hơn. Tác phẩm cũng có lời kết rất phù hợp hướng đến một tương lai tốt đẹp chứ không bị đè nặng bởi quá khứ:

Cuộc đời của chúng ta
sẽ xoay vòng và xoay vòng,
đan xen những cái cũ và cái  mới
cho đến khi không cần biết
đâu là đâu nữa.

Dịch từ bản tiếng Anh: Nguyễn Thị Như Ngọc (Thạc sĩ, Trưởng bộ môn Biên – Phiên dịch, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM. Nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu), Phạm Bá Thắng (Sinh viên cử nhân tài năng năm 4, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM.)

Kim-An Lieberman viết từ bang Seatlle, lấy học vị tiến sĩ Văn Chương tại Đại học California, Berkeley, chuyên sâu nghiên cứu  về nền văn học Việt–Mỹ. Cô là tác giả của tác phẩm Breaking the Map: Poems. Hãy ghé thăm trang cá nhân của tác giả để biết thêm thông tin chi tiết. 

____________________________________________________________

Bn có thích đc diaCRITICS không? Nếu có thì xin mờđăng ký nhn bài đây.

Vui lòng bỏ chút thời gian chia sẻ bài này. Chia sẻ (qua email, Facebook, v.v.) giúp quảng bá diaCRITICS. Mời bạn tham gia vào câu chuyện và để lại lời bàn.

____________________________________________________________

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here