NGƯỜI VIỆT NAM Ở ĐỨC (PHẦN 1)

Hoa Kỳ hiện đứng đầu về số lượng Việt kiều sinh sống tại đây, với những cộng đồng lớn nhất thuộc về phía Nam bang California và bang Texas. Thế còn những người Việt Nam nhập cư và cộng đồng người Việt hải ngoại khác trên thế giới? Chẳng hạn ở Châu Âu hay Đức? Trong phần đầu của phóng sự gồm hai phần này, tác giả Hà Kiên Nghi sẽ làm sáng tỏ trải nghiệm của những người Việt tị nạn và nhập cư tại Đức trong suốt và sau thời kì Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt, phóng sự kỳ này có đăng những tấm ảnh từ bộ sưu tập “Foreign home: Vietnamese Life Berlin” (Tạm dịch: Quê hương nơi xứ lạ: Cuộc sống người Việt ở Berlin) của nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Kiên. For the English version of this article, click here.

Bạn đã đăng ký nhn bài ca diaCRITICS chưa? Đăng ký đ trúng thưởng! Đc thêm chi tiếở đây.

Please subscribe or donate.

Vietnamesisches Leben Berlin

Giữa hai bờ biên giới – cộng đồng người Việt di cư tại Berlin.

(Tác giả Hà Kiên Nghi)

Bài viết này, do Darell Wilkens dịch sang tiếng Anh, được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Berlin Jewish Musem, số 7, năm 2012, tr. 63-66. Xin tham khảo bài gốc để biết thêm thông tin và các nguồn liên quan. Bài gốc bằng tiếng Đức nằm bên dưới bản dịch này. Tham khảo toàn tập tạp chí JMB với chủ đề “Tính đa dạng”. Đặc biệt, phóng sự kỳ này có đăng những tấm ảnh từ bộ sưu tập “Foreign home: Vietnamese Life Berlin” của nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Kiên. 

Theo năm tháng, cách nhìn nhận của xã hội Đức đối với Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt ở Đức đã đổi thay. Những hình ảnh còn tồn tại đã thay đổi, còn những hình ảnh khác đã mất dần tầm quan trọng và bị thay thế bởi những hình ảnh mới mang âm hưởng của tinh thần thời đại và những phát triển đương thời trong xã hội và trên thế giới. Vào những thập niên 60 và 70, dư luận Đức chủ yếu xoay quanh cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng đến cuối thập niên 70 thì tâm điểm của sự chú ý đã chuyển sang những chiếc tàu chở những “thuyền nhân” Việt Nam đầu tiên cập bến Tây Đức. Một vấn đề mà trước đó tưởng chừng như rất xa xôi bỗng trở nên gần gũi và có ảnh hưởng nhân văn đến không ngờ.

Đây một phần là kết quả của chiến dịch quảng bá rất thành công của tổ chức cứu trợ Cap Anamur, do cặp vợ chồng nhà báo Christel và Rupert Neudeck thành lập năm 1979. Nhờ sự ủng hộ của vô số mạnh thường quân có tiếng tăm và các công ty truyền thông, họ đã vận động được người dân Đức bày tỏ sự cảm thông lớn lao đối với người Việt tị nạn. Ngay cả những lãnh tụ truyền thông hàng đầu nổi tiếng về quan điểm chính trị đối lập, như Heinrich Böll và công ty Axel-Springer, cũng đều chung tay kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho những người Việt tị nạn đang bị đe dọa bởi sự đói khát, bão tố rình rập và nạn hải tặc. Chúng ta lại càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng các tranh luận trong dư luận Tây Đức vào thời điểm đó lại tỏ ra rất hoang mang trước sự gia tăng làn sóng người tị nạn đến từ các nước Mỹ La-tinh, I-ran, và các khu vực khác.

Lời  giải thích cho nghịch lý này có thể là sự thù địch truyền thống với chủ nghĩa cộng sản, và tình cảnh được cho là bơ vơ của  những người Châu Á mang dáng vẻ hiền lành trong cơn hoạn nạn đã giúp đập tan nỗi sợ bị vây quanh bởi người ngoại quốc, một nỗi sợ mang sắc thái phân biệt chủng tộc, nhất là khi ảnh hưởng văn hóa – xã hội dường như có thể kiềm chế được với sự trợ giúp của hạn ngạch nhập cư chính quy dành cho người tị nạn. Gia đình Việt-Hoa của tôi nằm trong số 40.000 người tị nạn đến Đức trong khoảng thời gian từ năm 1978 đến năm 1985. Chúng tôi đáp xuống Berlin-Tegel trên một chiếc máy bay của hãng hàng không Lufthansa vào ngày 24 tháng 8 năm 1979.

Vietnamesisches Leben Berlin

Phía bên kia bức tường Berlin là khoảng 100.000 công dân Việt Nam. Một số là học sinh, nhưng phần lớn những người còn lại là công nhân đến làm việc tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (CHDCĐ, Đông Đức) theo thoả thuận của Hiệp ước Tuyển dụng lao động song phương. Tương tự như những “công nhân khách trú” (guest worker) trước đây tại Tây Đức, họ chịu rất nhiều hình thức phân biệt đối xử của nhà nước sở tại và không thể sống một cuộc sống bình thường như một công dân chính thức. Giống như Tây Đức, CHDCĐ cũng áp dụng một chính sách lao động-nhập cư hạn chế, đòi hỏi người xuất khẩu lao động phải có một hợp đồng có thời hạn rõ ràng, và cấm một cách chung chung những thành viên khác trong gia đình nhập cư vào Đức cũng như hôn nhân giữa người Việt và người Đức. Những phụ nữ Việt mang thai làm việc tại CHDCĐ bị buộc phải lựa chọn giữa việc phá thai và hồi hương.

Các cộng đồng người Việt: Những trải nghiệm và các sự kiện lịch sử khác biệt

Vietnamesisches Leben Berlin

Sự kiện Hợp nhất nước Đức có thể đã gỡ bỏ biên giới nội địa, nhưng nhìn từ nhiều góc độ thì vẫn còn đó những khoảng cách về mặt con người, văn hóa, và ý thức hệ giữa hai miền Đông, Tây. Điều này cũng diễn ra với những người Việt nhập cư giống y như với người dân Đức. Nỗi khó khăn trong việc đạt được những điều kiện sinh sống bình đẳng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và khu vực biên giới cũ được thể hiện rõ trong sự bất hòa âm ỉ giữa những cộng đồng người Việt Nam ở Đức, mà nguyên cớ, về mặt lịch sử, là những trải nghiệm khác biệt ở một nước Đức bị chia rẽ và cả những trải nghiệm khác biệt từ thời kì thuộc địa và thời kì phân tranh hai miền khi còn ở Việt Nam. Thành viên của những cộng đồng này đã từng đối mặt nhau ở hai bên chiến tuyến, từng sinh sống ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sau thống nhất trong vai kẻ thắng hoặc người thua.

Ngoài ra chúng ta phải kể đến những khác biệt lớn về mặt ngôn ngữ và văn hóa vì những người nhập cư đến từ nhiều vùng miền khác nhau – Bắc, Trung, hoặc Nam Việt Nam. Sự tách biệt giữa những người Đức gốc Việt lại càng trở nên trầm trọng bởi những trải nghiệm nhập cư khác biệt. Kết quả là rất nhiều người Việt Nam ở miền Tây lại tìm thấy nhiều tiếng nói chung với những người bạn là công dân Đức da trắng hơn là với những cộng đồng người Việt thuộc Đông Đức cũ. Nỗi bất an này lại càng tăng thêm bởi những cuộc tranh luận trên các phương tiện truyền thông và nạn phân biệt chủng tộc hoành hành vốn gần như tự động gán ghép người Việt với những hình ảnh như “mafia thuốc lá,” “dân nhập cư trái phép,” và nhiều hình ảnh tội phạm khác.

Cuộc thảm sát tại Rostock-Lichtenhagen 20 năm về trước và nạn bạo hành của cảnh sát đối với người Việt nhập cư đã càng gia tăng thêm sự kì thị đối với họ. Trong cuộc sống hằng ngày, họ phải đối mặt với sự cấm đoán và đối xử bất công nhiều hơn là được hưởng sự đoàn kết. Trong khi rất nhiều người Việt ở Tây Đức đã có quy chế định cư chính thức và hưởng đầy đủ những quyền dân sự khi Bức tường sụp đổ thì những người đồng hương của họ ở Đông Đức lại phải đối mặt với cuộc chiến sinh tồn trong một thị trường lao động tư nhân hóa và chia rẽ sắc tộc, đồng thời luôn bị đe dọa bởi sự bất an trong xã hội và nỗi lo sợ bị trục xuất. Để tránh thất nghiệp và đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt của Luật Nhập Cư, nhiều người Việt Nam đã quyết định tự làm ăn buôn bán dù điều kiện kinh tế bấp bênh.

Đặc biệt, có thể nhận thấy rõ ràng quá trình cô lập ban đầu và việc dần dần nối lại mối quan hệ giữa những cộng đồng người Việt ở Đức trong không gian chật chội của Berlin. Và dù thế hệ người Việt nhập cư đầu tiên đã liên tục thay đổi trong quá trình nhập cư và hòa nhập vào với xã hội Đức, chúng ta có thể thấy được  một giai đoạn định hướng lại còn đáng chú ý hơn từ thế hệ thứ hai.

Vietnamesisches Leben Berlin

  

Hà Kiên Nghi, viện sĩ Viện Nghiên cứu Hậu thuộc địa và Xuyên văn hóa tại Đại học Bremen, và thành viên Hội đồng quản trị điều hành của mạng lưới Đức Á Korientation, có bằng tiến sĩ về Nghiên cứu Văn hoá, và bằng Khoa học Chính trị. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là phê bình hậu thuộc địa, nạn phân biệt chủng tộc, di cư và Cộng đồng châu Á hải ngoại. Ông đã giám tuyển một số chương trình về Cộng đồng người Việt-Đức tại Nhà hát Berlin Hebbel am Ufer (2010), Nhà văn hóa Thế giới (tại Berlin) trong Tuần lễ châu Á-Thái Bình Dương năm 2011, và cho Cơ quan Liên bang Đức về Giáo Dục Công Dân (2012). Chuyên khảo mới nhất của ông, “Unrein und vermischt. Postkoloniale Grenzgänge durch die Kulturgeschichte der Hybridität und der kolonialen »Rassenbastarde« (bản 2010) đã đoạt giải thưởng Khoa học Augsburger năm 2011 cho lĩnh vực nghiên cứu về liên văn hóa. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng khác, gồm “Ethnizität und Migration Reloaded” (Westfälisches Dampfboot 1999 / WVB 2004) và “Hype um Hybridität” (2005). Ông còn là biên tập viên của “Asiatische Deutsche. Vietnamesische Diaspora and Beyond “(Assoziation A, 2012) và  “re/visionen. Postkoloniale Perspektiven von People of Color auf Rassismus, Kulturpolitik und Widerstand in Deutschland” (Unrast, 2007).

Lê Hoàng Kiên là một phóng viên-nhiếp ảnh gia gốc Việt sinh sống tại Berlin. Tác phẩm nhiếp ảnh của ông tập trung vào mảng tài liệu và báo chí. Ông sinh ra tại Hà Nội – miền Bắc Việt Nam, lớn lên ở Bogensee – Đông Đức – và đã từng sống ở Anh, Ấn Độ và Úc. Từ năm 2009, ông trở thành nhiếp ảnh gia tự do, làm việc trong lĩnh vực biên tập, doanh nghiệp và phi chính phủ; cùng lúc, ông theo học ngành nhiếp ảnh tại trường Đại học Khoa học ứng dụng Hannover. Kể từ tháng 4/2012, ông thực tập tại tòa soạn báo Frankfurter Allgemeine Zeitung. Các bức ảnh được lấy từ bộ sưu tập “Foreign home: Vietnamese Life Berlin” (Tạm dịch: Quê hương nơi xứ lạ: Cuộc sống người Việt ở Berlin). Ghé thăm trang http://hoangle.de/ để biết thêm thông tin.

______________________________________________________________

Dieser Beitrag, ins Englische übersetzt von Darell Wilkens, erschien zuerst im Jüdische Museum Berlin Journal. Nr. 7, 2012, S. 63-66. Siehe die Originalveröffentlichung für weitere Informationen und Quellenangaben. Die Gesamtausgabe des JMB-Magazins über “Vielfalt” ist hier einsehbar: http://issuu.com/jmb_journal/docs/jmb_journal_2012-2_issuu

Zwischen Grenzen – Vietnamesische Diaspora in Berlin

von Kien Nghi Ha

Die gesellschaftlich wirksamen Bilder von Vietnam sowie von Vietnamesinnen und Vietnamesen in Deutschland haben sich im Laufe der Jahrzehnte verändert: Bestehende Bilder wurden variiert, andere verloren an Bedeutung und wurden schließlich durch neue Images ersetzt, in denen sich der aktuelle Zeitgeist sowie gesellschaftliche und internationale Entwicklungen manifestieren. Dominierten in der deutschen Wahrnehmung in den 1960er und 1970er Jahren noch die Eindrücke des Vietnamkrieges, verschob sich der Fokus mit der Ankunft der ersten vietnamesischen Boat People in Westdeutschland ab Ende der 1970er Jahre merklich. Was früher so weit entfernt lag, erreichte eine ungeahnte Nähe und Emotionalität. Das lag nicht zuletzt an der äußerst erfolgreichen Öffentlichkeitskampagne des Hilfskomitees Cap Anamur, das 1979 von dem Journalisten-Ehepaar Christel und Rupert Neudeck gegründet wurde. Dank der Unterstützung zahlreicher prominenter Förderer und Medienhäuser wurde die deutsche Bevölkerung von einer großen Sympathiewelle erfasst. Selbst so verfeindete Protagonisten der öffentlichen Meinung wie Heinrich Böll und der Axel-Springer-Konzern saßen für die Rettung der verhungernden, verdurstenden, sturmgeplagten und von Piraten bedrohten vietnamesischen Flüchtlinge ausnahmsweise im selben Boot. Dies ist umso erstaunlicher, da die politischen Debatten in der BRD zur gleichen Zeit von der ersten „Asylpanik“ beherrscht wurden, die angesichts steigender Flüchtlingszahlen aus Lateinamerika, dem Iran und anderen Regionen aufgekommen war. Eine Erklärung für dieses Paradox könnte sein, dass der tradierte Anti-Kommunismus und die exotistische Lust auf hilfsbedürftige und harmlos erscheinende Asiatinnen und Asiaten in diesem Fall schwerer wog als die rassistische Furcht vor „Überfremdung“, die mit der geregelten Aufnahme der Kontingentflüchtlinge kontrollierbar schien. Zu den etwa 40.000 Flüchtlingen, die bis 1985 einwanderten, gehörte auch meine chinesisch-vietnamesische Familie, die am 24. August 1979 mit einer Lufthansa-Sondermaschine in Berlin-Tegel landete.

Jenseits der deutsch-deutschen Grenze lebten bis 1989 ca. 100.000 vietnamesische Staatsangehörige, die zum Teil als Studierende, meist aber im Zuge des binationalen Anwerbeankommens als Vertragsarbeiterinnen und Vertragsarbeiter in die DDR eingereist waren. Wie die früheren „Gastarbeiter“ in der BRD waren sie vielen gesetzlichen Diskriminierungen ausgesetzt und konnten kein gleichberechtigtes Alltagleben führen. Wie der andere deutsche Bruderstaat, so konzipierte auch die DDR eine lediglich auf Zeit angelegte Arbeitsmigrationspolitik, die im Regelfall die Zuwanderung von vietnamesischen Familien ebenso ausschloss wie vietnamesisch-deutsche Ehen. Vietnamesische Frauen, die in der DDR schwanger wurden, mussten sich zudem zwischen Abtreibung und Abschiebung entscheiden.

Vietnamesische Communities: Heterogene Erfahrungen und Geschichten

Mit der deutschen Einheit verschwand zwar die innerdeutsche Grenze, aber die persönliche, kulturelle und ideologische Distanz zwischen Ost und West blieb in vielen Fällen erhalten. Dies galt sowohl für viele Deutsche als auch für viele vietnamesische Migrantinnen und Migranten. Die Schwierigkeit, einheitliche Lebensverhältnisse und grenzüberschreitende kulturelle Verständigungen zu ermöglichen, spiegelt sich auch in der Entfremdung zwischen den verschiedenen vietnamesischen Communities in Deutschland wider, die von unterschiedlichen historischen Erfahrungen in der Kolonialzeit und im geteilten Vietnam geprägt waren. Oftmals kämpften die Mitglieder dieser Communites im Vietnamkrieg auf verschiedenen Seiten und erlebten die Wiedervereinigung in der Sozialistischen Republik Vietnam entweder als Sieger oder als Besiegte. Hinzu kommt die unterschiedliche regionale Herkunft aus Nord-, Mittel- und Südvietnam mit ihren bedeutsamen sprachlichen und kulturellen Differenzen. Auch die unterschiedlichen Migrationsgeschichten verstärken die Isolation zwischen den vietnamesischen Migrantengruppen, so dass sich im Westen viele eher mit ihren weißen deutschen Mitbürgerinnen und Mitbürgern als mit der vietnamesischen Community im Osten identifizieren. Diese Verunsicherung wurde noch durch mediale Debatten und einen Alltagsrassismus verstärkt, der vietnamesisch Aussehende nahezu automatisch mit „Zigarettenmafia“, „illegaler Einwanderung“ und anderen kriminalisierenden Bildern verband. Das Pogrom in Rostock-Lichtenhagen vor 20 Jahren, aber auch die Polizeigewalt gegen vietnamesische Migrantinnen und Migranten stigmatisierte diese Opfer des Rassismus zusätzlich, da sie im politischen Diskurs wie im Alltag statt Solidarität häufig Ausgrenzung und Schuldzuschreibung erlebten. Während viele Deutsch-Vietnamesinnen und Deutsch-Vietnamesen im Westen der Bundesrepublik bereits einen gesicherten Aufenthaltsstatus und volle Bürgerrechte genossen, kämpften ihre Landsleute in Ostdeutschland auf dem „abgewickelten“ und ethnisch geteilten Arbeitsmarkt verzweifelt um ihre soziale und von Abschiebung bedrohte Existenz. Um Arbeitslosigkeit zu vermeiden und die strengen Auflagen des Ausländergesetzes zu erfüllen, haben sich viele zu prekären Bedingungen selbstständig gemacht.

Gerade in Berlin waren und sind die Prozesse der Entfremdung, aber auch der allmählichen Annäherung der deutsch-vietnamesischen Communities auf engstem Raum zu beobachten. Obwohl sich im Zuge des Migrations- und Niederlassungsprozesses bereits die erste Generation der Eingewanderten kontinuierlich verändert hat, sind noch stärkere Neuorientierungen von der heranwachsenden zweiten Generation zu erwarten.

Kien Nghi Ha, promovierter Kultur- und Politikwissenschaftler, ist Fellow des Instituts für postkoloniale und transkulturelle Studien der Universität Bremen und Vorstandsmitglied des deutsch-asiatischen Kulturnetzwerks korientation. Er kuratierte mehrere Programme über asiatische Diasporen am Berliner Hebbel am Ufer Theater (2010), während der Asien-Pazifik-Wochen 2011 im Haus der Kulturen der Welt (Berlin) und für die Bundeszentrale für politische Bildung (2012). Seine Monografie „Unrein und vermischt. Postkoloniale Grenzgänge durch die Kulturgeschichte der Hybridität und der kolonialen ‚Rassenbastarde‘“ (transcript, 2010) wurde mit dem Augsburger Wissenschaftspreis für Interkulturelle Studien 2011 ausgezeichnet. Weitere Buchveröffentlichungen u.a.: “Asiatische Deutsche. Vietnamesische Diaspora and Beyond” (Assoziation A, 2012), “re/visionen. Postkoloniale Perspektiven von People of Color auf Rassismus, Kulturpolitik und Widerstand in Deutschland” (Unrast, 2007), “Hype um Hybridität (transcript 2005) und “Ethnizität und Migration Reloaded” (Westfälisches Boot 1999/ WVB 2004).

Kiên Hoàng Lê ist ein Berliner Fotojournalist mit vietnamesischer Herkunft. Seine fotografischen Arbeiten konzentrieren sich auf die Bereiche Dokumentation und Reportagen. Kiên wurde in Hanoi im Norden Vietnams geboren, wuchs im ostdeutschen Bogensee auf und hat in Großbritannien, Indien und Australien gelebt. Seit 2009 arbeitet es als freischaffender Fotograf für Pressemedien, Unternehmen und NGOs, während er gleichzeitig an der Fachhochschule Hannover Fotografie studiert. Seit April 2012 ist er Volontär bei der Frankfurter Allgemeinen Zeitung. Die Fotografien stammen aus der Serie “Foreign home – Vietnamesisches Leben Berlin”. http://hoangle.de/

____________________________________________________________

Bn có thích đdiaCRITICS không? Nếu có thì xin mờiđăng ký nhn bài  đây.

Vui lòng bỏ chút thời gian chia sẻ bài này. Chia sẻ (qua email, Facebook, v.v.) giúp quảng bá diaCRITICS. Mời bạn tham gia vào câu chuyện và để lại lời bàn.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here