Anvi Hoàng: Làm nghệ thuật như Thanh-Hải making art in Huế

If you are familiar with Nhà Sàn Studio in Hà Nội or Sàn Art in Sài Gòn, don’t miss out on the New Space art foundation in Huế. Two prominent Huế artists well-known in Vietnam and founders of New Space share their story here. It could be seen as an update on the art atmosphere in Việt Nam, or rather another voice from Huế, depending on where you stand. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one.

Nếu bạn đã biết Nhà Sàn Studio ở Hà Nội và Sàn Art ở Sài Gòn, đừng bỏ qua Trung Tâm Nghệ Thuật New Space Arts Foundation ở Huế. Hai nghệ sĩ Huế có tiếng tại Việt Nam và cũng là người sáng lập ra trung tâm chia sẻ câu chuyện của họ như sau. Có thể xem như họ nói về môi trường nghệ thuật hiện tại ở Việt Nam, hoặc là một quan điểm khác về vấn đề làm nghệ thuật của những nghệ sĩ ở Huế này – tùy theo quan điểm của chính bạn ra sao. Bài tiếng Anh theo sau bài tiếng Việt.

Have you subscribed to diaCRITICS yet? Subscribe and win prizes! Read more details.

thanh hai-6
Tác phẩm sắp đặt Chén Và Đũa “1945″, hoàn thành năm 2011. © NSAF.
Still from “Bowls and chopsticks ‘1945’” (2011), installation art. © NSAF.

Làm nghệ thuật như Thanh-Hải 

Chỉ nhìn thấy Thanh-Hải, nhiều người Việt Nam có thể đoán ngay họ là nghệ sĩ. Tại vì họ nhìn “giống nghệ sĩ” lắm! Từ cách ăn mặc cho đến điệu bộ nói năng, họ bộc lộ cá tính rất mạnh. Giọng nói to, nói rất nhanh, nói chuyện vô cùng thẳng thắn, ý kiến mạnh mẽ. Sau 30 phút nói chuyện với họ, người ta chỉ có thể nói: một là ‘ghét’ họ, hai là thích họ. Những người trẻ tuổi thành công có cá tính mạnh thường khi tạo ra cảm giác “xấc” như thế cho người đối mặt. Nhưng có thích hay ghét họ thì cũng không thể chối bỏ những điều sau đây.

Được biết đến như là Anh em nhà họ Lê, hoặc một số bạn bè thân quen gọi họ ngắn gọn là Thanh-Hải, hai anh em sinh đôi này, Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải, rất đam mê nghệ thuật. Thay vì có tiền thì mua xe xây nhà, họ đổ tiền vào việc thành lập trung tâm nghệ thuật ở Huế. Họ sẵng sàng bán đất bán nhà để duy trì trung tâm nghệ thuật của họ. Họ làm việc cật lực, không than thở. Cái chính là họ không có đủ thời gian để làm những chuyện muốn làm, lấy đâu ra thời gian mà than vãn. Ngược lại, cũng vì tính họ không thích than vãn, cho nên họ dành thời gian để làm nhiều việc hơn.

Thanh-Hải đã đi nước ngoài nhiều lần để trưng bày, trình diễn tác phẩm nghệ thuật của mình: Thái Lan, Nam Hàn, Singapore, Đức, Pháp v.v. Và họ đã học được nhiều chuyện hay. Vì vậy không ngạc nhiên mà Trung Tâm Nghệ Thuật New Space Arts (NSAF) do Thanh-Hải thành lập năm 2008 đang phát triển rất tốt. Trung tâm được quản lý theo mô hình hiện đại giống như những trung tâm nghệ thuật khác (arts foundation) trên thế giới: họ có chương trình nhiệm trú (residency). Nghệ sĩ Việt Nam hoặc nghệ sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới đều có thể nộp đơn đăng ký tham gia chương trình này.

thanh hai-3
Không gian cho nghệ sĩ nhiệm trú trong khuôn viên 700m2 tại làng Lại Thế, Phú Thượng (cách cầu Trường Tiền 2,5 km). © NSAF.
Artist residency at Lại Thế village, Phú Thượng (2.5km from Trường Tiền bridge). © NSAF.

Theo Trương Thiện, một nghệ sĩ đương đại trẻ và giảng viên của trường Đại Học Huế, người thường xuyên tham gia vào các hoạt động của NSAF thì “trung tâm nghệ thuật NSAF là một môi trường giáo dục tốt. Các sự kiện ở đây đều có nhiều sinh viên tham gia. Thường khó có thể tiếp cận nghệ sĩ nước ngoài. Vì những lo ngại về chính trị chẳng hạn, trường đại học có thể từ chối một mối giao lưu. Trong khi đó, New Space Arts hoạt động tự do, các thủ tục trở nên dễ dàng hơn. Thông qua họ, sinh viên và nghệ sĩ Việt Nam được tự do tiếp xúc, trao đổi với nghệ sĩ nước ngoài.”

Đến thời điểm này, nguồn tài chính dùng để duy trì hoạt động của trung tâm là tiền của gia đình Thanh-Hải, cũng như từ tiền bán tác phẩm của họ. Họ nói rằng: “Khi nào hết tiền, vợ không cho làm nghệ thuật nữa thì đóng cửa trung tâm.” Là nói đùa hay nói thật? Hãy đọc những phát biểu dưới đây của họ để thấy cách họ suy nghĩ như thế nào, rồi các bạn tự đoán xem.

Trong lúc trò chuyện, Thanh và Hải thường hay nói cùng một lúc. Cho nên những câu trả lời dưới đây được xem là đại diện cho cả hai.

diacritics-donate_header_box_640x120

Nghệ sĩ Việt Nam muốn được thế giới công nhận thì cần những gì? 

Sức lao động, tác phẩm. Một điều không tốt bây giờ về nghệ sĩ Việt Nam là họ trông đợi nhiều vào tài trợ để làm tác phẩm. Chúng tôi làm mấy chục tác phẩm rồi, đều là lớn cả, nhưng không chờ đợi xin ai tiền. Không nhất thiết phải có tiền mới làm được tác phẩm. Ví dụ tôi đang làm một bộ phim dài 36 tiếng. Là chuyện không tưởng. Không thể có tiền là làm được chuyện này vì biết bao nhiêu tiền mới đủ. Nhưng tôi vẫn làm được. Tôi đã thực hiện được trên 20 tiếng rồi. Ngày nào tôi cũng làm việc, rồi bạn bè, người quen giúp. Vấn đề chính là phải làm việc, có ngày tôi quay 60GB. Cho nên không chỉ là tiền. Nhiều khi có tiền cũng không làm được chuyện.

Làm nghệ sĩ không phải dễ, phải nỗ lực rất nhiều, phải có thời gian, phải có lịch sử. Và đừng nghĩ rằng phải có tiền, rồi sau khi có tiền mới làm nghệ thuật. Đây là ý tưởng viễn vông, vì nghệ thuật mình không làm thì nó chết đi. Phải liên tục liên tục nỗ lực làm. Ngoài công việc kiếm sống, phải có thể xây dựng được những concept [khái niệm], công việc để làm song song, để kiếm tiền và làm nghệ thuật song song. Ví dụ Trương Thiện, cũng làm nghệ thuật đương đại, làm những tác phẩm không đắt hoặc không tốn tiền. Nếu người nghệ sĩ biết cách làm việc, cái quan trọng không phải là tiền.

thanh hai-8
Tác phẩm video art “Màu đỏ” (2011), 3 canh màu, 12 phút. © NSAF.
Still from “Red” (2001), 3-channel video, 12 minutes. © NSAF.

Khán giả đến với New Space Arts thay đổi như thế nào từ 2008 đến nay? 

Càng ngày càng nhiều người đến. Người Huế rất yêu nghệ thuật, nhưng nghệ thuật đương đại như video, trình diễn (performance), sắp đặt (installation) khán giả ít thích. Thỉnh thoảng chúng tôi tổ chức đêm thơ, đêm nhạc, giới thiệu sách mới. NSAF rất đa ngành nghề, cái gì cũng có trong chương trình sự kiện. Những hoạt động về văn hóa làm thay đổi xã hội chúng tôi đều làm, không nhất thiết phải lựa chọn nghệ thuật cao. Tất nhiên chất lượng tác phẩm phải tốt thì chúng tôi sẵn sàng tài trợ để buổi giới thiệu thành công.

Quan hệ với báo đài? 

Ở Việt Nam, thường có sự kiện thì phải có phong bì cho báo đài. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ làm điều này, vì chúng tôi làm việc từ quỹ gia đình, không có tiền cho báo đài. Nhưng chúng tôi có một nhóm báo chí yêu thích công việc của mình. Họ viết bài mà không đòi hỏi gì. Tình bạn được thiết lập. Khi họ làm nhà mới thì mình tặng họ bức tranh, như là thể hiện tình bạn, chứ không mua bán trao đổi gì.

Quan hệ với chính quyền? 

Không gian làm triển lãm ở đây chính là do nhà nước tài trợ. Các cuộc triển lãm tất nhiên đều có giấy phép. Có một lần không được cấp giấy phép là vì một họa sĩ vẽ tranh đề tựa là “Mùa xuân Ả Rập”. Do đó là người tổ chức phải có sự kiểm soát về phía mình để triển lãm được thành công. Sự hiểu giữa con người có giới hạn. Mình phải làm sao để hai bên điều hòa với nhau.

Có nhiều nghệ sĩ than phiền về chính quyền, các anh nghĩ sao về điều này?

Họ tự làm mệt bản thân mình, chứ cuộc sống quá tươi đẹp. Có điều anh phải lao động, chứ không thể ngồi không rồi nhân gian rơi thức ăn xuống cho mình. Một điều nữa là mình phải coi lại bản thân mình, coi mình là ai. Nghệ sĩ Việt Nam hay than vãn, nào là tôi nghèo, tôi không có tự do, tôi nghĩ đó là BS.

Ở Việt Nam có bị kiềm kẹp, không được tự do bộc lộ tư tưởng? 

Tôi nghĩ có nhiều trường hợp người ta dùng xì-căng-đan để nổi tiếng, dùng chính trị để làm nghệ thuật. Thật ra trong hơi thở cuộc sống đã có chính trị rồi. Mình sống trong xã hội, nằm trong hệ thống, yếu tố chính trị đã nằm trong tác phẩm. Người khác tôi không biết, chứ tôi làm những điều tôi yêu thích, tôi thấy bình thường.

thanh hai-9
Dự án video art và sắp đặt “The Game” (2013), video 3 canh màu, 12 giờ. © NSAF.
Still from “The game” (2013), video and installation project, 3-channel video, 12 hours. © NSAF.

Muốn đi học gì ở nước ngoài? 

Học đủ rồi. Muốn đi chơi. Muốn đi Mỹ học lái máy bay. 38 tuổi rồi. Còn khoảng 12 năm làm nghệ thuật thôi. Rồi về hưu.

Tại sao Mỹ? 

Ở đó an toàn hơn, tỉ lệ học viên chết ít.

Muốn đi chơi ở đâu? 

Lào.

Thích môi trường nghệ thuật ở đâu?

New York, Paris. Nam Hàn. Cái khổ là ở đâu cũng tốt hơn Việt Nam.

Trong việc hoạt động nghệ thuật độc lập, ở Việt Nam cũng khó khăn như ở nước ngoài? 

Tôi nghĩ ở Việt Nam có điều kiện hơn. Cuộc sống rẻ hơn. Nhưng nghệ thuật là một cuộc chơi, phải dám chơi dám chịu.

thanh hai-2
Thanh (áo xám) và Hải (áo đỏ).
Thanh (in grey) and Hải (in red).

Mối giao tiếp giữa các anh với những nghệ sĩ gốc Việt sang Việt Nam sống và làm việc như thế nào?

Thật ra họ là người Mỹ chứ không phải Việt Nam. Họ có dòng máu Việt Nam, nhưng mọi thứ từ tư tưởng, đào tạo, suy nghĩ, ước mơ v.v… là Mỹ. Họ không mang trong người hơi thở Việt Nam. Họ được đào tào tốt, họ có thể hiểu nghệ thuật Việt Nam, tác phẩm của họ rất tốt, và họ có thể hiểu văn hóa Việt Nam. Sự hiểu không phải đơn giản. Nên họ là người hoàn toàn khác chúng tôi, họ không phải là người địa phương.

Anh muốn nhìn thấy hướng sáng tác trong nghệ thuật của nghệ sĩ Việt Nam đi về đâu?

Độc lập cá nhân là quan trọng nhất. Một nghệ sĩ làm việc độc lập, không cần đoàn thể, tổ chức, nhóm gì cả. Nếu họ hiểu mình là ai, sinh ra từ đâu thì sẽ không nặng nề. Nhẹ nhàng, vui cười thôi.

Tìm hiểu thêm về Thanh-Hải và New Space Arts Foundation: http://www.newspacearts.com/

Anvi Hoàng sinh trưởng tại Việt Nam, sang Mỹ học cao học và rồi tìm thấy niềm vui trong việc viết lách tự do. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Viết để tung hô văn hóa Việt Nam và viết về sự thay đổi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.

thanh hai-6
Still from “Bowls and chopsticks ‘1945’” (2011), installation art. © NSAF.
Tác phẩm sắp đặt Chén Và Đũa “1945″, hoàn thành năm 2011. © NSAF.

Thanh-Hải making art in Huế

Known as the Le Brothers Thanh-Hai, or Thanh-Hải as some of their friends call them, these twin brothers, Lê Ngọc Thanh and Lê Đức Hải, make quite a pair. They collaborate and thrive in union as the best twins can be. They talk loudly and make bold statements that could be deemed offensive to many. After a short conversation with them, one could possibly feel the ‘hate-them’ or ‘love-them’ vibe. But ultimately, their goal is to bring art to Huế people and beyond, and they are doing great at that. Their accomplishments dovetail their stories.

Thanh-Hải’s passion for art is piercing nonporous surfaces. Instead of saving money to buy a car or build a big house, they pour it into the first art foundation in Huế. They are willing to sell the properties they have to maintain it. They work extremely hard without a complaint – mostly because they don’t have enough time to do what they love doing, let alone sitting around and complaining. Conversely, it is not in their personality to sit around and complain, that’s why they have more time doing things they like. Even before their graduation in 2000, they attracted attention of the artists in Huế and became well-known in Vietnam soon after that.

Thanh and Hải have been abroad many times for their exhibitions and performances: Thailand, Singapore, France, Germany, etc. And they have learned valuable lessons. That is why it is not a surprise to see New Space Arts Foundation (NSAF) founded by them in 2008 doing so well. They have a residency program open to artists all over the world. Up to this moment, 81 artists have been in residence at NSAF.

thanh hai-2a
A group exhibition at NSAF, 15 Lê Lợi, Huế. © NSAF.
Khai mạc một triển lãm Nhóm tại NSAF, 15 Lê Lợi Tp Huế. © NSAF.

So far, the foundation is funded by their family money and from sales of their art works. Laughing, Thanh-Hải said, “We would close down the foundation when we run out of money and our wives stop supporting our artist career anymore.” Are they joking? Read their responses below to judge for yourself how serious you think they are. During the interview, Thanh and Hải often talked at the same time. The answers that follow the questions, therefore, represent both of them.

What does it take for Vietnamese artists to be recognized outside Vietnam? 

Labor, art works. What is unfortunate about Vietnamese artists these days is that they depend on grants to make art. We have finished dozens of works without asking money from anyone. One does not necessarily need to have money to make art. We are making a 36-hour long video – an impossible thing, you may think. But we are doing it. We have more than 20 hours already. We work everyday. Our friends help us as well. The key is hard work, some day we film 60GB. So it is not just money. Sometimes money does not bring you art.

It is tough to be an artist because one has to work really hard. It takes time to build up. One cannot think that money is a must in making art. Art dies if you don’t make it. So you have to constantly work on it. Besides making a living, one must be able to create concepts and projects to go along. If an artist knows how to work, money is not that important.

How has the audience to New Space Arts changed over time since 2008? 

More and more people come. Huế people love art, but contemporary stuffs like performance, installation, video art are not their favorites. So we weave in music, poetry and book nights. Any activity that brings about changes is included in our events, not just high art. We simply make sure the works are of high quality to support them.

thanh hai-5
Still from “Into the sea” (2011), 3-channel video, 21 minutes. Collective work. Highlighted work at Singapore Biennale 2013. © NSAF.
Tác phẩm video art “Chạm tới Biển (2011), 3 canh màu, 21 phút, tác phẩm highlight tại cuộc triển lãm Singapore Biennale 2013. © NSAF.

What is your relation with the press like? 

In Vietnam, you often have to bribe the press for coverage in cases of events. We have not done that because we operate on family money and we cannot afford that. On the other hand, we have a group of journalists who like what we are doing. They write about us without asking for anything in return.

What is the relation with the government like?

Our exhibition space is provided by the government. Of course we need a permit for each exhibition. One time we didn’t get it because one painter titled their work “The Arab Spring.” Because of issues like this, as organizers, we have to do the checking to make sure the exhibition can go smoothly. Mutual understanding among human beings is limited. We have to act in a way that bridges the gap between the sides.

diacritics-donate_header_box_640x120

Many artists are complaining about the government. What do you think about that?

I think they buy trouble to themselves. Life is so wonderful. You just have to work hard and not sit around waiting for things to fall from the sky. You also need to know who you are. Vietnamese artists have a habit of complaining about being poor and lack of freedom. I think that is BS.

Do you think you are suppressed and without freedom to express yourself in Vietnam?

I think in many cases people use scandals to achieve fame, using politics to do art. The fact is politics is in the air we breathe. We live in the system and politics is embedded in our works. I don’t know about others, but I do whatever I like and everything is fine.

thanh hai-10
Still from “The game” (2013), video and installation project, 3-channel video, 12 hours. © NSAF.
Dự án video art và sắp đặt “The Game” (2013), video 3 canh màu, 12 giờ. © NSAF.

If you have a chance to go abroad again, what else do you want to study? 

We have studied enough. We just want to learn to fly an airplane in the US. We are 38 now. We have about 12 more years to make art. Then we retire.

Why the US? 

It is safer there. The number of student casualties is low.

Where do you want to go for a vacation? 

Laos.

How difficult is it to be an independent artist in Vietnam? 

I think it is actually more comfortable here in Vietnam because the living cost is lower. But after all, art is a game where you have to be willing to take risk.

What is your reception of artists of Vietnamese descent who live and work in Vietnam?

Honestly, they are American. They carry the Vietnamese blood line, but everything about them – from their dreams, their education, their thoughts – is American. They don’t breathe the Vietnamese air the way we do. They may understand Vietnamese culture, they may understand Vietnamese art, they are well-trained, their art works are of high quality. Yet, understanding is not a simple thing. They are completely different than us. They are not local.

Where do you want to see Vietnamese artists head to in the future?

Independence is the most crucial issue. An independent artist does not need to join any organization or group. If they understand who they are and where they are from, they don’t feel heavy. They just smile and go through life.

Find out more about Thanh-Hải and New Space Arts Foundation at: http://www.newspacearts.com/

 

 

Anvi Hoàng grew up in Vietnam. She came to the US for graduate studies and have found happiness in writing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese culture in her writing. A bilingual writer in English and Vietnamese, Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

                                                                                                                                                                             

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. And join the conversation and leave a comment! Do you agree with Thanh-Hải’s view on the relationship between money and art? Do you think it is possible for them to be freely expressive in Vietnam as they say they are?

                                                                                                                                                                            

1 COMMENT

  1. This is the perfect website for anyone who wishes to understand this topic.
    You realize so much its almost tough to argue
    with you (not that I actually will need to…HaHa).
    You definitely put a brand new spin on a topic that has been written about for a long time.
    Excellent stuff, just great!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here