Anvi Hoàng’s travelog: In meditation in Đà Lạt: Một thoáng tĩnh

The search for childhood memory is a tricky journey. Anvi has tried more than one time and eventually found her way, at some cost! Here is her reflection. Scroll down for the English version that follows the Vietnamese one. 

Đi tìm kiếm ký ức tuổi thơ là một hành trình bí ẩn. Anvi đã thử nhiều hơn một lần, và tìm thấy nó, với một cái giá của nó! Bài tiếng Anh theo sau bài tiếng Việt.

Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời lặn - Sunset over the lake. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời lặn – Sunset over the lake. Photo: Anvi Hoàng.

Đà Lạt: Một thoáng tĩnh

Hồi nhỏ, cứ đến hè là lũ trẻ chúng tôi khăn gói lên Đà Lạt ở với ngoại, chơi với mấy dàn su su và cây me đất, với đồi Cù, hồ Xuân Hương, thung lung và thác nước. Mấy chục năm sau quay trở lại, me đất đồi Cù thì không còn, và Đà Lạt ở trong lòng có phần thay đổi. Đó cũng là sự việc đương nhiên như vật đổi sao dời thôi. Khi tuổi tác khác đi thì việc đi tìm sự cảm nhận về thiên nhiên và con người ở mỗi nơi cũng sẽ phải thay đổi theo những kiểu khác, làm sao để những hoài niệm của mình không mất đi mà chỉ biến đổi thành những dạng thức khác. Điều này không phải dễ làm, phải bỏ công sức suy nghĩ và quyết định để có những lựa chọn thích hợp nhất, để mình có được những kinh nghiệm mới tốt nhất. Tôi đã thử. Và như thế, lần này Đà Lạt để lại dấu ấn trong tôi với những khoảnh khắc tịnh đến an lạc, như kiểu ‘an lạc’ hay được nói đến trong nhà Phật.

Nóng lạnh: Người Sài Gòn thường hay nhắc đến cái mát mẻ của Đà Lạt mà thèm thuồng, không như cái nóng nực bụi bặm của Sài Gòn. Bởi thế người ta mới nói “đi nghỉ mát” ở Đà Lạt. Bây giờ câu này coi bộ chỉ đúng cho mùa Giáng Sinh ở Đà Lạt thôi, chứ mùa hè, tầm tháng 6 tháng 7 thì Đà Lạt cũng nóng như ai. Nóng đến mức nắng lên thì có cái dù là sướng lắm. Không thì tìm bóng cây nào mà trú, chứ đi bộ chơi dưới trời nắng thì cũng cháy tóc thôi. Cho dù người ta có tin vào hiện tượng nhiệt độ trên thế giới đã và đang thay đổi hay không thì cái nóng ở Đà Lạt vẫn là một thực tế không chối cãi được. Nhớ lại hồi trước, cái thời tôi thường chạy tung tăng trên đồi Cù, có ai ở Đà Lạt biết đến quạt máy là gì. Ngày nay, dùng quạt máy vào mùa hè là chuyện bình thường. Trong khách sạn cũng có máy lạnh. Ban ngày phải mở máy lên, tối khuya mới tắt được. Cái nóng ở Đà Lạt là vậy đó, nhưng cái se lạnh vào buổi sáng sớm và chiều tối ở đây thì vẫn là yếu tố thu hút lòng người. Người ta vẫn đi Đà Lạt để được dắt tay nhau đi bộ tàn tàn quanh hồ Xuân Hương thưởng thức không khí mát lạnh ở đây, để hai tâm hồn lại có dịp đến gần nhau hơn.

Chỗ ở: Nhân nói đến chuyện không khí mát mẻ, đã ở Đà Lạt thì nên tìm một chỗ thích hợp ở trên cao để có thể ngắm cảnh trong khí trời se lạnh tuyệt đẹp. Chỗ nào cao ráo, có tầm nhìn ra hồ Xuân Hương thì thật đáng đồng tiền lắm. Này nhé: mặt trời mọc trên cảnh hồ sương mù mờ ảo, mặt trời lặn trong ánh đèn màu thành phố bên hồ nước lấp lánh với những thuyền thiên nga lướt nước nhẹ nhàng chở những tiếng cười dòn giã của trẻ con hoặc những cặp tình nhân trẻ tuổi, và cả lúc mặt trời chiếu sáng giữa tiếng còi xe inh ỏi — tất cả những cảnh tượng này đều là nguồn lực có thể kích động phần trái tim của người ta đã phần nào chai cứng vì quen với nhịp đập kỹ thuật số hoặc máy khoan bê tông cốt thép từ các lô cốt trên các con đường trong thành phố Sài Gòn. Chỉ một thoáng lặng vào buổi sáng hoặc tối bên người thương như thế giúp người ta có cơ hội lấy lại sự cân bằng trong tâm hồn và cuộc sống.

Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời mọc - Sunrise over the lake. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời mọc – Sunrise over the lake. Photo: Anvi Hoàng.

Ngắm cảnh: Đã đi Đà Lạt nhiều lần thì vườn hoa, thác nước, hồ Than Thở rồi cũng trở thành những trò chơi của tuổi trẻ. Đứng tuổi hơn hoặc tò mò hơn thì tìm tĩnh lặng ở nơi đâu? Xin trả lời: bàn chân ta đi khắp các nẻo. Đi bộ ở Đà Lạt thật tuyệt vời. Những con đường dốc xinh xinh, những cầu thang trong đồi gập gềnh, uốn éo luôn dẫn ta đến những ngõ ngách bất ngờ. Hầu như ở đâu cũng có thể bắt gặp tầng tầng những ngôi nhà mái ngói đỏ chênh vênh trên đồi chen lẫn trong những rừng thông xanh và các cầu thang uốn lượn vòng vèo đẹp đến lặng người – vì một sự kết hợp hài hòa giữa năng lực của con người và sức mạnh của thiên nhiên. Nhìn lên đồi hoặc nhìn xuống xuống thung lũng đều đẹp cả. Ngoài những con đường chính dẫn đến trung tâm thành phố nơi chợ Đà Lạt, nơi xe cộ qua lại có thể làm khách đi đường giật mình vì những tiếng còi vô cớ, những con đường khác ít xe cộ hơn trong thành phố dọc lên dọc xuống các ngọn đồi lớn nhỏ khác nhau thì thật yên tĩnh. Cái tĩnh của không gian ở đây làm cho người ta có thể nghe thấy tiếng của chính mình và suy nghĩ của chính mình, để mà trầm mình điều chỉnh lại nhịp sống của bản thân sao cho tinh thần được an lạc và an vui.

Cảnh đẹp trên đường đi - Great find along the walking trail. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh đẹp trên đường đi – Great find along the walking trail. Photo: Anvi Hoàng.
Photo: Anvi Hoàng.
Photo: Anvi Hoàng.

Ăn uống: Đã chịu chơi, thôi thì cũng phải ăn cho đúng điệu. Hãy thử nhà hàng Nam Phan. Đáng tiếc đây không phải là một bữa ăn cho một người lao động bình thường khoảng 20 ngàn đồng mà theo tiêu chuẩn Việt Nam được xem là loại sang. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn một người sống ở Mỹ, một bữa ăn 25 đô la một người trong một vila xưa với kiến trúc Pháp là không đáng kể, và là một kinh nghiệm rất đáng nhớ. Bạn hãy tưởng tượng: một khu vườn đẹp như mơ nhìn xuống hồ Xuân Hương, một vila trần cao và trang trí nội thất sang trọng, một thực đơn bao gồm năm món có cả nước uống do đầu bếp tốt nghiệp trường nấu ăn hẳn hoi chuẩn bị, cách trình bày các món ăn tinh tế, người phục vụ chuyện nghiệp hạng nhất, một bàn ăn trải khăn trắng tinh với khăn ăn được ủi hồ cứng ngắt, chén dĩa gốm sứ cao cấp Minh Long, một không gian riêng biệt trong thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng — làm cho người ta không khỏi ngẫm nghĩ đến sự may mắn mình đang được tận hưởng, và rằng mình có thể cống hiến và sống tốt hơn đẹp hơn cho đời. 25 Mỹ kim là quá rẻ cho một kinh nghiệm như thế này. Có điều kiện thì sao lại không thử chứ!

Khai vị - Appertizer. Photo: Anvi Hoàng.
Khai vị – Appetizer. Photo: Anvi Hoàng.
Món tráng miệng - Dessert. Photo: Anvi Hoàng.
Món tráng miệng – Dessert. Photo: Anvi Hoàng.
Nhà hàng trong villa kiểu Pháp - Restaurant in a French villa. Photo: Anvi Hoàng.
Nhà hàng trong villa kiểu Pháp – Restaurant in a French villa. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương và đồi núi Đà Lạt nhìn từ nhà hàng - View of the lake and the city from the restaurant balcony. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương và đồi núi Đà Lạt nhìn từ nhà hàng – View of the lake and the city from the restaurant balcony. Photo: Anvi Hoàng.

Trò chuyện: Trò chuyện với người dân địa phương là một cái thú của người đi du lịch. Xin giới thiệu một “đặc sản” của Đà Lạt mà có thể ít người biết tới: sư chùa Linh Sơn. Cũng là trường trung cấp Phật học, chùa Linh Sơn là nơi ở, tu hành, giảng dạy của nhiều sư đến từ khắp nơi trong nước. Chùa này là một trong những chùa lâu đời nhất ở Đà Lạt, được xây hoàn tất vào năm 1940. Không ít khách du lịch viếng thăm chùa mỗi năm, nhưng điều thú vị và hay nhất về chùa là không khí trang nghiêm thật sự của một địa điểm tôn giáo. Phật tử đến chùa để tụng kinh niệm phật và sinh hoạt tôn giáo trong không khí trang nghiêm sư ra sư thầy ra thầy. Vào những lúc không tụng kinh hay có lễ, lang thang trong chùa ở khu vực quầy sách thế nào bạn cũng gặp một hai thầy. Họ là thầy tu thật đấy, rất hiểu biết, thân thiện, cư xử đứng đắn, tác phong đĩnh đạc. Chưa kể nhiều người trong số họ có bằng cấp tiến sĩ do đã từng đi học ở Ấn Độ. Các thắc mắc về đạo Phật ở mức độ nào họ cũng giải đáp được. Kể cả những người có ý muốn tìm hiểu đạo Phật về khía cạnh nghiên cứu khoa học cũng phải nể kiến thức của những vị sư sẵn sàng mở lòng chia sẻ kiến thức của mình trong lĩnh vực này. Thế là người ta mãn nguyện, và như thấy niềm tin về cuộc sống con người và những điều tốt đẹp trong đời quay trở lại.

Chùa Linh Sơn pagoda. Photo: Anvi Hoàng.
Chùa Linh Sơn pagoda. Photo: Anvi Hoàng.
Buổi trưa tĩnh lặng trong chùa - Quietness in the pagoda. Photo: Anvi Hoàng.
Buổi trưa tĩnh lặng trong chùa – Quietness in the pagoda. Photo: Anvi Hoàng.

Anvi Hoàng sinh trưởng tại Việt Nam, tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, sang Mỹ học cao học và rồi tìm thấy niềm vui trong việc viết lách tự do. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Viết để tung hô văn hóa Việt Nam và viết về sự thay đổi. Anvi thích khám phá thế giới ‘chân trong chân ngoài’ mà cô đang sống, và thích nước. Cô sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana. diacritics-donate_header_box_640x120

Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời lặn - Sunset over the lake. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời lặn – Sunset over the lake. Photo: Anvi Hoàng.

Đà Lạt: In meditation – For memories lost and gained

There is an idyllic city up upon the mountains in the central part of Việt Nam called Đà Lạt. The last king of Việt Nam, Bảo Đại, turned it into his vacation home years ago. He brought with him royal families and  distant relatives,  government officials and their families. My grandfather was among them. Three hundred kilometers north of Sài Gòn where I grew up, Đà Lạt used to be my childhood haven for years. As the school year came to an end, we would pack and visit grandmother for three summer months. Sneaking around four corners of her garden, hiding and seeking among the chayote vines, then trekking the hills and valleys; we built our memories of Đà Lạt.

Twenty years since then, I came back. At first sight, nothing seems to change, and there are not many more people on the street, either. However, as I edged near, some of the hills are already off limit to the public. They were rented to some private business owner who built a golf course there for the well-off to enjoy. Proud residents of Đà Lạt considered this a capitalist slap in their imperial face and protested, but to no avail. It was sold. Ouch. We used to roam the grassy hills up there till our legs failed us. We used to pick the perfectly shaped pine cones and stuff our pockets with them till the cones’ edges poked through the fabric and scratched us. Hills, no more.

Even the coolness of Đà Lạt is questionable sometimes. People in Sài Gòn used to consider Đà Lạt a place they come to to cool themselves down, especially in summer due to its idealistically chill weather all year round. Over the years the temperature in Đà Lạt has risen up to the point where electric fans have been used in summer — a phenomenon unheard of ten years ago. For the year I visited Đà Lạt, a t-shirt was just fine for the summer. Chill, no more.

I understand how disappointing it could be for some Việt Kiều (Vietnamese overseas) who come back for their childhood memories, but experience changes similar to the ones described above. That explains their numerous complaints about how their hometown has changed beyond recognition and that they don’t want to visit it any more. It is more painful that way. I went to Đà Lạt, determined to get my childhood memories back. Come on people. You change, the world changes, and yet you don’t want your hometown to change. How unfair. Your memory can take a leap, don’t underestimate it. Well, it is easier said than done. But I did try. Here is what I did.

Staying: I got a hotel room up high that gives a great view of the lake, the hills, and the downtown market. I am not twenty any more and am done with the student lifestyle. A back-packer’s style of living does not provide an ideal environment for me to ponder about the past and the present. Basically, I don’t want to start my day with a complaint about the bathroom to the hotel staff. Instead, I woke up at five, opened the French doors to the balcony, and voilà: the edges of the mountains were sharp in contrast to the soft opaque layers of fog on the surface of the lake. I could almost reach them if I held out my hand long enough. The stillness of time requires a submergence of the self in nature. I let the fog and the early chill enter the room. Wrapped in the cool air and in the warm arms of my beloved who stood by, I watched the light coming onto the lake. Walled by fun and love – this is pretty much the kind of feeling a child in me reverberates to – I could not help thinking I am one of the luckiest people in the whole world. What else do I need? The sunrise, the sunset, and the sunshine over the lake never fail to tickle the heart, just like a child who never ceases to reach for the sun.

Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời mọc - Sunrise over the lake. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương lúc mặt trời mọc – Sunrise over the lake. Photo: Anvi Hoàng.

Sightseeing: After all is said and done about the gardens and the lakes and the valleys and the waterfalls – where the courting games for lovers still go on, Đà Lạt is amazingly striking on foot. Red-roof houses pop up unexpectedly at every corner dot the hills and spread on, creating a canvas of abstract nature on which your imagination and memory can stroll freely. There, in the quiet of the scenery, I could hear my own feelings and thoughts. From a distance, the inner child emerged, almost visible on the abstract canvas in front of me. She was connecting the dots and having heaps of great fun. 

Cảnh đẹp trên đường đi - Great find along the walking trail. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh đẹp trên đường đi – Great find along the walking trail. Photo: Anvi Hoàng.
Photo: Anvi Hoàng.
Photo: Anvi Hoàng.

Dining: For a red-carpet dining experience to build a new memory that I would not forget anytime soon, I came to Nam Phan restaurant. A French villa on top of a hill overlooking Xuân Hương lake and Đà Lạt city, a five-course menu served by a private host – I could not ask for more! If good food in an ideal atmosphere with perfect company does not bring back your memory, I don’t know what would. Then a scary moment crept in. I found myself cursing our colonial past, yet I could not resist a French villa and French joie de vivre. Yes, hypocrisy is part of intellect. I embraced it now just like a child embracing guilt. Does it sound familiar to you? It is a different kind of guilt, but guilt it is.

Khai vị - Appertizer. Photo: Anvi Hoàng.
Khai vị – Appetizer. Photo: Anvi Hoàng.
Món tráng miệng - Dessert. Photo: Anvi Hoàng.
Món tráng miệng – Dessert. Photo: Anvi Hoàng.
Nhà hàng trong villa kiểu Pháp - Restaurant in a French villa. Photo: Anvi Hoàng.
Nhà hàng trong villa kiểu Pháp – Restaurant in a French villa. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương và đồi núi Đà Lạt nhìn từ nhà hàng - View of the lake and the city from the restaurant balcony. Photo: Anvi Hoàng.
Cảnh hồ Xuân Hương và đồi núi Đà Lạt nhìn từ nhà hàng – View of the lake and the city from the restaurant balcony. Photo: Anvi Hoàng.

Interacting: Making sense of a local and universal sensibility, I found myself at Linh Sơn pagoda. It did not occur to me that I should visit any pagodas in Đà Lạt as they are not a big part of my memory. Yet, it was a brilliant coincidence that I set out to visit several there. Besides the silence and sacred atmosphere at Linh Sơn, the kind and friendly Buddhists together with the monk-teachers, many of them being doctorate degree holders in theology, are very willing to engage in a conversation. The calmness I found in them seemed to restore the balance that I needed badly given the constant noise that surrounded me in Sài Gòn. I felt right among the monks and the Buddhists, and their chanting.

Chùa Linh Sơn pagoda. Photo: Anvi Hoàng.
Chùa Linh Sơn pagoda. Photo: Anvi Hoàng.
Buổi trưa tĩnh lặng trong chùa - Quietness in the pagoda. Photo: Anvi Hoàng.
Buổi trưa tĩnh lặng trong chùa – Quietness in the pagoda. Photo: Anvi Hoàng.

Being a non-believer, I was seriously scared to think about whether the increasing sense of spirituality in me right now and the greater appreciation of religion itself have anything to do with aging. I often hear older people say such a thing as “a gold leaf falls back to its root.” I don’t want to think I am at an age that fighting becomes a belligerent game to avoid and reconciliation a sign of wisdom. I don’t think so. Nope. I checked myself. I have seen much older people hanging tight to their grudge. They are bitter and sore. I was lucky to experience the refreshment of self awareness. Without much ado, I realized the best way for me to reconnect with the past is to build new memories on the foundation of the old ones, utilizing the glory and aura spiking up from underneath. That way, Đà Lạt is a haven for my adulthood for the years to come.

Anvi Hoàng grew up in Vietnam and received her bachelor’s degree from the National University in Hồ Chí Minh city. She came to the US for graduate studies and has found happiness in writing. She makes it one aim to celebrate Vietnamese culture in her writing. A bilingual writer in English and Vietnamese, Anvi enjoys exploring the in-between worlds she is in, and loves water. She lives in Bloomington, IN.

                                                                                                                                                                              

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing! Please take the time to share this post (below). Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. Join the conversation and leave a comment! 

Is searching for childhood memory a tricky journey for you? If so, what do you think about Anvi’s spiritual journey in Đà Lạt?

                                                                                                                                                                               

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here